5 mẹo nằm lòng khi lắp ổ cứng SATA vào máy

Khoa học - Công nghệThứ Hai, 14/03/2011 01:08:00 +07:00

(VTC News) – Ngày nay đa phần máy để bàn đều dùng ổ cứng chuẩn SATA thay thế cho IDE cũ. Nhưng bạn đã biết lắp đúng cách ?

(VTC News) – Ngày nay đa phần máy để bàn đều dùng ổ cứng chuẩn SATA thay thế cho IDE cũ. Nhưng bạn đã biết lắp đúng cách?

Trước khi lắp ổ SATA mới vào máy, những lời khuyên dưới đây có thể sẽ hữu ích cho bạn:

1. Một số nguyên tắc an toàn

Cài một ổ cứng mới vào máy không phải quá khó khăn. Tuy nhiên, trong quá trình lắp vẫn có thể có nguy hiểm cho bạn và máy tính, vậy nên cần thực hiện những nguyên tắc đơn giản sau:

Nối đất chống tĩnh điện

 
Để tránh làm ảnh hưởng đến phần cứng, bạn cần thực hiện nối đất cho bản thân (giải tỏa tĩnh điện khỏi cơ thể trước khi chạm vào thùng máy). Nếu không có dây dẫn chuyên nghiệp như trong hình minh họa.có thể nối đất bằng cách chạm vào một mảnh kim loại cứng và đang chạm đất.

Tắt điện nguồn

Sau khi đã nối đất và chuẩn bị mở thùng máy, bạn cần kiểm tra chắc chắn rằng máy đã tắt. Tắt Windows và công tắc điện phía sau thùng máy. Để chắc chắn nhất, bạn có thể rút hẳn nguồn điện nối vào máy.

2. Cổng SATA trên bo mạch chủ

Nếu máy của bạn đã cũ và hỗ trợ ổ cứng chuẩn IDE, bo mạch chủ có thể không có sẵn dây nối SATA. Để kiểm tra, hãy nhìn nhanh trong thùng máy.

Đầu tiên kiểm tra xem ổ cứng bạn đang dùng loại dây nối nào. Trong hình minh họa, dây SATA ở bên trái còn dây IDE ở bên phải.

 
Nếu ổ bạn đang dùng là IDE, thử tìm cổng SATA trên bo mạch chủ. Nếu có một ổ SATA, kiểm tra lại xem liệu có thêm một cổng SATA nữa không, trong trường hợp bạn muốn chạy song song ổ cứng cũ. Hình minh họa cho thấy bo mạch chủ với hai cổng SATA

 
Nếu bo mạch chủ của bạn không có sẵn cổng SATA, bạn có thể nâng cấp lên với card SATA PCI. Cần kiểm tra xem có còn khe cắm PCI trống trên bo mạch chủ không.

 
Tóm tắt:

  • Xác định xem bo mạch chủ có sẵn cổng SATA không
  • Nếu không lắp thêm card SATA PCI

3. Dây nối

Trong trường hợp ổ cứng không theo bộ hoàn chỉnh, bạn cần chắc chắn có đủ các dây cần thiết. Chúng ta cần dây dữ liệu (dây đỏ trong hình bên trên) và dây điện nguồn 4 chân hoặc cáp điện SATA. Dây điện 4 chân cùng loại như với các ổ IDE. Còn cáp điện SATA như hình bên dưới.

 
Ổ SATA thường hỗ trợ cả hai loại dây điện (số 1 và 3 trong hình bên dưới), vì vậy bạn có thể dùng hoặc dây 4 chân hoặc dây nguồn SATA. Nhưng tuyệt đối không dùng cả hai một lúc.

 
Tóm tắt:

  • Bạn cần một dây dữ liệu chuẩn SATA để kết nối với bo mạch chủ
  • Để cung cấp điện cho ổ, bạn cần dây 4 chân hoặc dây nguồn SATA
  • Không bao giờ cắm cả hai loại dây điện vào ổ cùng một lúc

4. Quá trình lắp đặt

Không kể tới yêu cầu về phần cứng thì quá trình lắp đặt ổ SATA không có gì khác biệt so với lắp ổ IDE. Đoạn video sau sẽ minh họa cho quá trình này.

 
5. Cấu hình BIOS

Có thể bạn không cần phải thay đổi bất cứ thông tin gì trong BIOS. Tuy nhiên, trong trường hợp máy bạn không tự động phát hiện ổ cứng mới thì bạn có thể sửa lỗi này trong BIOS. Bởi có nhiều chuẩn BIOS khác nhau nên ở đây chỉ đưa ra những chỉ dẫn mang tính định hướng.

Để vào BIOS, bạn cần bấm một nút đặc biệt trước khi máy nạp Windows. Nút này có thể là Del, ESC hay F1. Khi khởi động máy màn hình có thể hướng dẫn, ví dụ như “Hit DEL to enter Setup” hoặc tương tự như vậy.

Khi đã vào BIOS, bạn cần tìm tới tùy chọn để tự động phát hiện phần cứng mới. Bạn cũng nên tìm danh sách phần cứng đã phát hiện và cách chúng được kết nối. Nếu bạn dùng một card PCI để cắm ổ SATA thì ổ đó có thể sẽ được phân loại là thiết bị chuẩn SCSI. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng gì tới hiệu năng cũng như dung lượng của ổ cứng. Trước khi thoát khỏi BIOS, cần lưu lại các thiết lập.

Hoàng Việt (Theo Makeuseof)

Bình luận
vtcnews.vn