Công việc bàn giấy làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim như thế nào?

Sức khỏeChủ Nhật, 05/03/2017 09:54:00 +07:00

Một nghiên cứu mới cho thấy công việc bàn giấy làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nên bạn cần đi bộ khoảng 11 km một ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Nghiên cứu chỉ ra rằng kích thước vòng eo sẽ tăng lên 2 cm, và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng tăng 0,2% nếu như mỗi ngày bạn ngồi lâu thêm một giờ. Ngồi quá nhiều không tốt cho tim của bạn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ giữa công việc ít vận động và kích thước vòng eo lớn dần cũng như nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nhằm tránh nguy cơ trên, chúng ta phải đi bộ ít nhất 11 km mỗi ngày hoặc dành 7 giờ đứng thẳng mỗi ngày.

Cong viec ban giay lam tang nguy co mac benh tim hinh anh 1

Bạn cần đi bộ 15.000 bước mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh. 

Các nhà nghiên cứu tiến hành điều tra trên 111 nhân viên bưu điện ở Glasgow (Anh) được gắn thiết bị giám sát hoạt động trong vòng 7 ngày. 55 người trong số họ là nhân viên văn phòng và 56 người làm công việc đưa thư hàng ngày.

Nghiên cứu cho thấy những người làm công việc bàn giấy có vòng eo 97 cm lớn hơn so với những người hay vận động là 94 cm và cách nhau xấp xỉ 1 đơn vị BMI. (BMI là chỉ số cân nặng của 1 người). Họ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch - 2,2% so với 1,6% trong hơn 10 năm.

Người đứng đầu cuộc nghiên cứu, Tiến sĩ William Tigbe từ Đại học Y Warwich, nói: “Thời gian dài trong tư thế ít vận động là nguyên nhân dẫn đến kích thước vòng eo lớn hơn, chất béo trung tính (mỡ trong máu) cao hơn và cholesterol HDL thấp hơn, tất cả góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Kết quả của chúng tôi có thể được sử dụng làm cơ sở cho các mục tiêu y tế công cộng cho các tư thế ngồi, nằm, đứng và bước đi để tránh nguy cơ chuyển hóa. Tuy nhiên mức độ được đề xuất trong nghiên cứu này sẽ rất khó để đạt được trừ khi được lồng ghép trong nghề nghiệp của mọi người".

Những người tham gia nghiên cứu đã mang một thiết bị giám sát rất nhỏ để theo dõi hoạt động thể chất hoặc tư thế được gọi là activPAL được phát minh bởi đồng tác giả từ trường Đại học Glasgow Caledonian, được gắn vào bắp đùi của họ trong vòng 7 ngày. Họ cũng được đo cân nặng, chiều cao và huyết áp và lấy mẫu máu.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch được đánh giá sử dụng máy tính nguy cơ Procam để xem xét tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, huyết áp và các phương pháp chuyển hóa.

Nghiên cứu diễn ra vào khoảng tháng 9/2006-9/2007, bao gồm những tình nguyện viên từ Royal Mail, Glasgow. Chỉ những người khỏe mạnh không hút thuốc, không có tiền sử về đau tim, đột quỵ, bệnh tim mạch vành, tăng huyết áp hoặc tiểu đường tham gia vào cuộc nghiên cứu.

Nghiên cứu sinh, Giáo sư Mike Lean từ trường Đại học Y Glasgow, cho biết: “Chúng ta tiến hóa để trở thành loài người không phải dành cả ngày ngồi một chỗ. Chúng ta thích nghi để có được cơ thể khỏe mạnh nhất, dành 7 đến 8 tiếng mỗi ngày trên đôi chân của mình, như một người thợ săn hoặc hái lượm. Nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ tư tưởng: Nếu bạn muốn tránh xa nguy cơ mắc bệnh tim, hãy nhấc mông mình lên".

Thời gian dài trong tư thế ít vận động liên quan đến kích thước vòng eo và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, gần đây được công bố trên tạp chí quốc tế về béo phì.

Video: Đi khám rối loạn tình dục, phát hiện bị bệnh tim

Nguồn: Sức Khỏe Đời Sống
Bình luận
vtcnews.vn