Công đoạn 'xử lý' tàu ngầm hạt nhân lớp Victor III của Nga

XeThứ Sáu, 10/10/2014 02:49:00 +07:00

(VTC News) - Cận cảnh quá trình vận chuyển, tháo dỡ tàu ngầm hạt nhân lớp Victor III của Nga, từng được chế tạo trong giai đoạn 1978-1992, nay đã hết niên hạn.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Victor III của Nga, từng được chế tạo tổng cộng 26 chiếc trong giai đoạn 1978-1992, nay đã hết niên hạn và được đưa về nhà máy chuyên tháo dỡ tàu ngầm tại cảng Vladivostok.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Victor III của Nga, từng được chế tạo tổng cộng 26 chiếc trong giai đoạn 1978-1992, nay đã hết niên hạn và được đưa về nhà máy chuyên tháo dỡ tàu ngầm tại cảng Vladivostok.

Con tàu ngầm từng kiêu hãnh một thời, nay chỉ còn là cái xác, được đưa lên tàu vận tải siêu trọng của hãng Rolldock Sea, được sử dụng làm tàu mẹ đưa tàu ngầm đến nơi tháo dỡ. Trong đó quan trọng nhất là xử lý lò phản ứng hạt nhân.

Con tàu ngầm từng kiêu hãnh một thời, nay chỉ còn là cái xác, được đưa lên tàu vận tải siêu trọng của hãng Rolldock Sea, được sử dụng làm tàu mẹ đưa tàu ngầm đến nơi tháo dỡ. Trong đó quan trọng nhất là xử lý lò phản ứng hạt nhân.

Con tàu này dài 107m, rộng 11m, lượng giãn nước khi nổi là 5000 tấn và khi lặn là 7000 tấn. Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân, cung cấp năng lượng cho tàu có thể đạt tốc độ 30 hải lý/giờ.

Con tàu này dài 107m, rộng 11m, lượng giãn nước khi nổi là 5000 tấn và khi lặn là 7000 tấn. Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân, cung cấp năng lượng cho tàu có thể đạt tốc độ 30 hải lý/giờ.

Về đến nhà máy phá dỡ ở Vladivostok, con tàu được đưa lên bờ và từng công đoạn tháo dỡ con tàu được tiến hành theo quy trình nghiêm ngặt. Trước tiên là việc cắt thép vỏ tàu để tách rời mô-đun có chứa lò phản ứng hạt nhân

Về đến nhà máy phá dỡ ở Vladivostok, con tàu được đưa lên bờ và từng công đoạn tháo dỡ con tàu được tiến hành theo quy trình nghiêm ngặt. Trước tiên là việc cắt thép vỏ tàu để tách rời mô-đun có chứa lò phản ứng hạt nhân

Khoang giữa, nơi chứa lò phản ứng và các thanh nhiên liệu hạt nhân được tách rời và mang đi xử lý theo quy chuẩn xử lý rác thải hạt nhân. Các mô-đung còn lại cũng được cắt rời theo khoanh tròn tương tự nhau.

Khoang giữa, nơi chứa lò phản ứng và các thanh nhiên liệu hạt nhân được tách rời và mang đi xử lý theo quy chuẩn xử lý rác thải hạt nhân. Các mô-đung còn lại cũng được cắt rời theo khoanh tròn tương tự nhau.

Việc quan trọng kế tiếp là xử lý các chất nguy hại môi trường có trong vỏ tàu như Amiang (chất cách nhiệt), CFC (chất làm lạnh), các loại dầu máy....Trong ảnh là mặt cắt ngang một khoang tàu ngầm với vô số vách ngăn, ống dẫn.

Việc quan trọng kế tiếp là xử lý các chất nguy hại môi trường có trong vỏ tàu như Amiang (chất cách nhiệt), CFC (chất làm lạnh), các loại dầu máy....Trong ảnh là mặt cắt ngang một khoang tàu ngầm với vô số vách ngăn, ống dẫn.

Khi vỏ tàu ngầm được đưa lên ray để chuyển đi là đã đến khâu cuối cùng: thu hồi sắt vụn. Lúc này chiếc tàu ngầm đã hết nguy cơ cháy nổ, bớt hóa chất độc hại môi trường. Toàn bộ các công đoạn này kéo dài từ 10-14 tháng mới kết thúc.

Khi vỏ tàu ngầm được đưa lên ray để chuyển đi là đã đến khâu cuối cùng: thu hồi sắt vụn. Lúc này chiếc tàu ngầm đã hết nguy cơ cháy nổ, bớt hóa chất độc hại môi trường. Toàn bộ các công đoạn này kéo dài từ 10-14 tháng mới kết thúc.

Bình luận
vtcnews.vn