Chuyên gia VN phân tích động đất kinh hoàng Nepal

Kinh tếThứ Tư, 29/04/2015 09:00:00 +07:00

Luôn có 2 câu hỏi lớn là động đất sẽ xảy ra Ở đâu? và Khi nào?, cho đến giờ câu hỏi thứ hai, giới khoa học địa chấn thế giới vẫn chưa thể trả lời.

(VTC News) -  PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) phân tích về lý do trận động đất kinh hoàng xảy ra ở Nepal không thể dự đoán được thời điểm chính xác. 

PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốcTrung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu)trả lời phỏng vấn VTC Newsvề trận động đất ở Nepal, đặt trong mối liên hệ giữa vai trò của cảnh báo động đất với tập quán sinh sống lâu đời của con người ở những địa điểm "nhạy cảm" với địa chấn.

- Thưa ông, các nhà khoa học địa chất có sự cảnh báo trước 1 - 2 tuần, rằng sẽ có một vụ động đất lớn ở Nepal, nhưng không ngờ nó lại xảy ra sớm như vậy. Vậy các nhà khoa học căn cứ ở đâu để có những cảnh báo như thế?


Ở Nepal trong tuần trước, có một hội thảo gồm 50 nhà địa chấn trên thế giới, và người ta đã chỉ ra là có khả năng là một trận động đất mạnh sắp xảy ra, tại vị trí ở thủ đô Nepal

Có thể là hội thảo khoa học được tổ chức một cách tình cờ ngẫu nhiên trong vòng trước đấy 1 tuần, và tại hội thảo đó, người ta đưa ra các kết quả nghiên cứu động đất, liên quan tới một vùng cực kỳ nhạy cảm đối với động đất, chính là Nepal.

Mức độ chính xác của cảnh báo động đất đến đâu?
PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, PGĐ Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần phân tích khu vực Nepal nằm trọn trong "vành đai lửa"
Nepal chính là đất nước nằm trọn bộ trên vết nứt đấy, chính vì thế có những trận động đất mạnh từng xảy ra và thiệt hại rất là lớn. Ví như trận động đất năm 1934, 8,0 độ richter, và đã cướp đi sinh mạng của 10.600 người. Còn trận động đất vừa rồi, trong vòng 80 năm trở lại đây thì nó là trận động đất mạnh nhất. Theo thống kê có trên 3000 người đã thiệt mạng, và con số đó sẽ còn tiếp tục tăng.

Về nghiên cứu dự báo động đất, thì từ trước đến nay tốn rất nhiều sức lực và trí tuệ của nhiều quốc gia. Tuy nhiên các dự báo động đất vẫn còn những sai số rất lớn. Các trận động đất khi mà người ta quan sát được trong các khoảng thời gian rất dài cùng với các số liệu rất đầy đủ, và người dựa vào các quy luật động đất để dự báo những động đất xảy ra trong tương lai.

Sẽ dẫn tới 2 kết quả, một là trận động đất được dự báo chính xác, đúng thời điểm đấy nó xảy ra, vị trí và độ lớn đúng như là dự đoán. Và hai là dự báo sai, sai cả về thời điểm phát sinh, lẫn độ lớn và vị trí. Nếu xét kết quả thì các trận động đất dự báo chính xác rất ít, so với số lượng các lần động đất bị dự báo sai.

- Tại sao các cơ quan chức năng của chính phủ sở tại không đếm xỉa tới cảnh báo đó, có phải vì cảnh báo chưa đủ tin cậy?

Trở lại vấn đề có những kết quả dự báo động đất của các nhà khoa học về trận động đất mạnh trước đấy 1 tuần, nhưng không ai quan tâm. Có thể những dự báo đấy là đúng, có thể không đúng. Tuy nhiên phản ứng của cộng đồng và chính quyền sở tại đối với những kết luận của các nhà khoa học nhiều khi lại rất tiêu cực.

Ví dụ như trận động đất ở Chi-Chi mạnh 7,6 độ Richter năm 1999 tại Đài Loan (Trung Quốc), trước đó một thời gian ngắn có những báo cáo của các nhà địa chấn trình lên nhà chức trách Đài Loan chắc chắn sẽ xảy ra một trận động đất mạnh, nhưng tất cả các báo cáo đấy bị vứt vào ngăn kéo và bị lờ đi.

Trong trường hợp này cũng tương tự, mặc dù có những kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học, nhưng mà không ai quan tâm đến kết quả đó. Cho đến khi thảm họa xảy ra bất thình lình, tất cả chúng ta đều chứng kiến sức tàn phá, thiệt hại hết sức lớn.

Thực tế đến giờ, chưa có sự đánh giá và liên hệ chặt chẽ giữa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, với những ứng dụng vào thực tiễn. Sự nối kết này là trách nhiệm của chính phủ các nước hay có động đất xảy ra.
Cho đến giờ câu hỏi thứ hai, giới khoa học địa chấn thế giới vẫn chưa thể trả lời.
Cho đến giờ câu hỏi thứ hai, giới khoa học địa chấn thế giới vẫn chưa thể trả lời. 

Ví dụ như Việt Nam, có rất nhiều các kết quả nghiên cứu về động đất trong vòng 50 năm qua cho các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Có rất nhiều các dự báo liên quan đến lĩnh vực xây dựng đã được luật hóa rất đầy đủ, như công trình cỡ nào phải được thiết kế kháng chấn, tuy nhiên khi người dân xây nhà, người ta cũng ít quan tâm tới quy định về kháng chấn.

- Các báo cáo của giới khoa học vật lý địa cầu không được cộng đồng đó chào đón, vì khó hiểu hay chưa chỉ được ra một cách chính xác thời điểm xảy ra động đất, thưa ông?


Thông thường, những nghiên cứu của các nhà khoa học thì khó hiểu đối với những người sử dụng bình thường. Nhưng vấn đề ở đây, trách nhiệm thuộc về những người có thẩm quyền nghiệm thu những tài liệu, đệ trình lên chính phủ để đưa nó vào ứng dụng.

Vấn đề là phải đưa các báo cáo đó phổ cập cho người dân. Như Nepal chẳng hạn, dù người ta biết đất nước mình nằm trên rãnh đứt gãy lớn, động đất mạnh chắc chắn sẽ xảy ra, người ta vẫn chủ yếu dựng nhà theo cách xây nề (vôi vữa gạch) và không thiết kế kháng chấn.

 
Mặc dù chưa xảy ra các trận động đất mang tính hủy diệt lên đến 7,8 độ richter như trên thế giới, nhưng Việt Nam đã ghi nhận được những trận động đất lớn tới 6,8 độ richter xảy ra ở Tuần Giáo, Điện Biên năm 1983.
 
Đó không phải lỗi yếu kém của các nhà khoa học, mà do nguồn lực của người dân có hạn và tập quán sống lâu đời đã như thế rồi.
Có phải vì các báo cáo của các nhà khoa học quá là khó hiểu không? Không phải như vậy, người ta thừa hiểu nhưng người ta có làm được hay không, đó là chuyện khác.

Chẳng hạn như một dân tộc sống ở đó hàng ngàn năm rồi, kể cả Chính phủ biết rõ vùng đó sẽ xảy ra động đất nhưng câu chuyện là di dời, hoặc giả lúc khẩn cấp, sơ tán cả một cộng đồng mấy triệu người đó đi đâu. Chưa ai giải được.

- Theo Tiến sĩ, Việt Nam có nằm trong các đới đứt gãy gây ra những trận động đất lớn. Các nhà khoa học của Viện Vật lý địa cầu có cảnh báo gì cho những năm tới không?

Cảnh báo thì không. Chỉ có thể báo tin khi động đất xảy ra và cảnh báo những điểm có dư chấn. Không thể dự báo chính xác thời điểm xảy ramặc dù biết khu vực thường xảy ra động đất mạnh.

Trên thế giới,người ta chỉ có thể phòng ngừa trước cơn địa chấn xảy ra ở các khu vựcnguy hiểm chứ với động đất mạnh, không thể dự báo được.


Rất may mắn là Việt Nam nằm ngoài hoàn toàn những vành đai lửa được biết trên thế giới. Những vành đai lửa đó chạy qua các quốc gia lân cận Việt Nam như Indonesia, Philippine. Tuy nhiên không có nghĩa là Việt Nam không có các đới đứt gãy.

Có thể nói ngắn gọn, toàn lãnh thổ Việt Nam thì miền Bắc nhiều đới đứt gãy hoạt động nhất. Cụ thể nó nằm ở khu vực Tây Bắc như Điện Biên, Lai Châu và một loạt các đới đứt gãy đặt tên theo các con sông, như đới đứt gãy sông Hồng, đới đứt gãy sông Lô, đới đứt gãy sông Cả, đới đứt gãy Sông Đà. Đó chính là những nguồn phát sinh động đất.

Thực tế trong vòng vài năm gần đây, chúng ta đã ghi nhận những trận động đất ở Quan Sơn-Thanh Hóa hoặc Đô Lương-Nghệ An. Đó chính là những động đất xảy ra do các đới đứt gãy như đới sông Cả Đò Nậy, đới sông Mã. Tất cả những quy luật như vậy ta đã phát hiện ra và có bản đồ ghi nhận những khu vực động đất có khả năng xảy ra.

Mặc dù chưa xảy ra các trận động đất mang tính hủy diệt lên đến 7,8 độ richter như trên thế giới, nhưng Việt Nam đã ghi nhận được những trận động đất lớn tới 6,8 độ richter xảy ra ở Tuần Giáo, Điện Biên năm 1983.

Tôi xin nhấn mạnh là không có một đất nướcnào, một quốc gia nào dù hùng mạnh đến đâu, giàu đến đâu, nhiều máy mócthiết bị đến đâu có thể đưa ra được thời điểm chính xác động đất xảy ra.Cho nên cần đầutư vào quy hoạch, đánh giá mức độ nguy hiểm của từng khuvực, và tăng cường chi phí cho các hoạt động đề phòng, ứng phó và giảmnhẹ thiệt hại do động đất.


- Xin cảm ơn ông!
 

Thái An (thực hiện)
Bình luận
vtcnews.vn