Chuyên gia: Trung Quốc đi con đường nguy hiểm khi gửi thông điệp 'đe doạ' Mỹ

Tư liệuThứ Sáu, 11/03/2016 09:12:00 +07:00

Trung Quốc đang muốn gửi một thông điệp đến cả thể giới rằng họ đang tăng tốc để trở thành một siêu cường quân sự và cạnh tranh sòng phẳng với Mỹ.

(VTC News) - Trong một bài viết được đăng tải mới đây trên CNN, Yvonne Chiuchi, phó giáo sư chuyên về các vấn đề ngoại giao và quân sự của trường ĐH Hồng Kông nhận định, Trung Quốc gửi một thông điệp đến cả thế giới rằng họ đang tăng tốc để 'soán ngôi' siêu cường quân sự của Mỹ.

Căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên

Một trong những bước đệm quan trong nhất cho mục tiêu này, theo bà Chiuchi, là kế hoạch thiết lập Djibouti, căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài của Bắc Kinh đã bắt đầu được xây dựng từ tháng trước. 

Sẽ không có gì đáng nói nếu Trung Quốc chỉ “nhẹ nhàng” xây dựng cái mà họ gọi là “phương tiện hỗ trợ quân sự” để “hỗ trợ hậu cần, đồng thời bảo vệ lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc ở Vịnh Aden, ngoài khơi Somalia và các nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo khác của Liên Hiệp Quốc” mà không đặt đại bản doanh tại vị trí trọng điểm ở ngay gần cơ sở quân sự duy nhất của Mỹ ở châu Phi.
Căn cứ quân sự đầu tiên ở Trung Quốc
Căn cứ quân sự đầu tiên ở Trung Quốc 
Tất nhiên, không phải vô tình mà Trung Quốc nhắm đến địa điểm này.

Do vị trí chiến lược, Djibouti là nơi một số quốc gia thiết lập căn cứ quân sự. Ngoài Mỹ, Pháp hiện đang đồn trú khoảng 1.500 binh sĩ tại quốc gia châu Phi này. Thậm chí ngay cả đến Nhật Bản, vốn hiếm khi triển khai quân đội ra nước ngoài, cũng có sự hiện diện quân sự tại đây. 

Chính vì vậy, rõ ràng Trung Quốc đang nhắm tới nhiều hơn cái mà họ nói. Và, theo ý kiến của Chiuchi, có vẻ như Bắc Kinh sẽ dùng “phương tiện hỗ trợ quân sự” này để tạo đệm đỡ nhằm tiếp cận với bán đảo Ả Rập.

Ngân sách chi tiêu quân sự thay đổi

Hôm 5/3 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết chi tiêu quân sự của nước này trong năm nay sẽ tăng 7,6% lên mức 954,35 tỉ nhân dân tệ , tức là gần 150 tỉ USD. Mặc dù vậy, đây là mức tăng ngân sách quốc phòng thấp nhất trong 6 năm qua, sau nhiều năm liền chạm mốc 2 con số. 

Hồi tháng 9 năm ngoái, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tuyên bố sẽ cắt giảm 300.000 quân, từ nay cho đến năm 2017. Đây được xem là một phần trong kế hoạch “thay máu” lực lượng quân sự của nước này.  
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tuyên bố sẽ cắt giảm 300.000 quân
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tuyên bố sẽ cắt giảm 300.000 quân 
Có thể nhận thấy rõ ràng Trung Quốc đang muốn chuyển đổi từ một nền quân sự thống trị bởi quân đội sang một ‘phiên bản mới’ có sự kết hợp linh hoạt hơn giữa các lực lượng mặt đất, lực lượng hải quân, không quân và tên lửa.

Đây được xem là những nỗ lực không chỉ để nâng cao hiệu quả chiến đấu mà còn cho thấy tầm ảnh hưởng và mức độ kiểm soát của Đảng lên lực lượng quân đội nước này gia tăng đáng kể so với quá khứ.

Tăng tốc bán vũ khí 

Theo một báo cáo mới đây của Sipri, Trung Quốc đã vượt mặt Pháp và Đức để trở thành nước xuất khẩu vũ khí nhiều thứ 3 thế giới, với tốc độ tăng trưởng lên tới 88% từ năm 2011-2015, so với giai đoạn 2006-2010.
Tiềm năng quân sự của Mỹ và Trung Quốc
Tiềm năng quân sự của Mỹ và Trung Quốc 
Vị trí ấn tượng này không chỉ cho thấy nguồn thu nhập đáng kể từ việc xuất khẩu vũ khí, mà còn phản ánh vị thế mới của Trung Quốc trong nền quân sự thế giới, đồng thời giúp quốc gia này củng cố các liên minh chính trị trong và ngoài khu vực. 
Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu vũ khí nhiều thứ 3 thế giới
Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu vũ khí nhiều thứ 3 thế giới 
Không chỉ dừng lại ở con số ấn tượng đó, hồi đầu năm Trung Quốc tiếp tục gây xôn xao khi tự tin tuyên bố đang tự đóng tàu sân bay nội địa hóa đầu tiên mặc dù trong thực tế nó chỉ là bản cải biên của một tàu sân bay mà Ukraine đang đóng dở trước khi Liên Xô tan rã.
Tàu sân bay Liêu Ninh
Tàu sân bay Liêu Ninh 
Tuy nhiên, với những thông số khá nghèo nàn của niềm tự hào mang tên Liêu Ninh, giới chức quân sự thế giới lại nhận định Hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc chỉ là “hổ giấy”, đồng thời cho rằng nó chỉ có giá trị là một biểu tượng cho lòng tự hào dân tộc chứ không hề hông có khả năng tác chiến ở các vùng biển sâu như các cụm tàu sân bay chiến đấu hải quân Mỹ, theo một báo cáo mới đây của Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) thuộc Lầu Năm Góc.

Mưu đồ bá chủ khu vực

Rõ ràng, Trung Quốc muốn cạnh tranh với Hoa Kỳ và không chỉ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bằng chứng là một loạt những động thái ngang ngược trên biển Đông để thử phản ứng của quốc tế trước âm mưu bá chủ khu vực để mở rộng lãnh thổ của mình. 
Vương Nghị tố ngược nước khác mới quân sự hóa Biển Đông trong cuộc họp báo ngày 8/3
Vương Nghị tố ngược nước khác quân sự hóa Biển Đông
Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị còn ngang nhiên tuyên bố Bắc Kinh "có chủ quyền" trên hầu như toàn bộ Biển Đông và sẽ "không cho phép những nước khác xâm phạm các quyền của Trung Quốc" trên vùng biển này.

Ông Vương mạnh mồm bác bỏ cáo buộc Trung Quốc đang quân sự hóa Biển Đông khi xây dựng các cơ sở trên những đảo nhân tạo bồi lấp trái phép và khẳng định những công trình đó hoàn toàn mang tính phòng thủ. 

“Trung Quốc đang muốn trở thành một siêu cường mà không cần đến các cuộc chiến tranh không cần thiết, nhưng rõ ràng họ đang đi trên một con đường nguy hiểm”, bà Chiuchi nhận định. 

Song Hy
Bình luận
vtcnews.vn