Chuyên gia kỳ cựu VN: Ông Putin đang phải mềm dẻo hơn với phương Tây

Thế giớiThứ Bảy, 20/12/2014 07:00:00 +07:00

Ông Putin rất lạc quan về kinh tế Nga, tối đa 2 năm sẽ phục hồi hoàn toàn.

(VTC News) - Nhà báo Nguyễn Đăng Phát, chuyên gia kỳ cựu về các vấn đề Nga và châu Âu phân tích những thông điệp của ông Putin trong cuộc họp báo trực tuyến Tổng thống Nga.

Chiều 18/10 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Nga Putin tổ chức họp báo trực tuyến thường niên lần thứ 10. Cuộc họp báo thu hút sự chú ý của dư luận Nga và thế giới bởi đây được coi là một trong những dịp ông Putin đưa ra thông điệp về chính sách ngoại giao, quân sự và kinh tế Nga.

VTC News đã có cuộc phỏng vấn nhà báo Nguyễn Đăng Phát, người từng có nhiều năm làm Trưởng phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại Nga. 

Ông Phát cho biết: "Về tổng thể, Nga, Việt Nam và một số quốc gia trong nhóm Brics như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil đang cố gắng sử dụng tiền nội tệ trong các giao dịch thương mại thay vì đồng USD hay Euro sẽ bị ảnh hưởng. Sự không ổn định của đồng Rúp đã tạo ra mối nghi ngờ to lớn đối với quyết tâm sử dụng nội tệ trong nhóm Brics khi thanh toán".
Tổng thống Nga Putin họp báo
Tổng thống Nga Putin trong cuộc họp báo trực tuyến cuối năm ngày 18/12 
- Theo ông, việc đồng Rúp mất giá sẽ tác động đến Việt Nam thế nào?

Đồng rúp mất giá chắc chắn có ảnh hưởng đến Việt Nam, tuy nhiên còn tùy vào quan hệ thương mại xuất hay nhập khẩu. Ví dụ, trong các hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang Nga, thanh toàn bằng đồng rúp thì các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong thời điểm này.

Về tổng thể, Nga, Việt Nam và một số quốc gia trong nhóm Brics như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil đang cố gắng sử dụng tiền nội tệ trong các giao dịch thương mại thay vì đồng USD hay Euro sẽ bị ảnh hưởng.

Nhà báo Nguyễn Đăng Phát, cựu trưởng phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại Nga - Ảnh: Tùng Đinh 
Sự không ổn định của đồng Rúp đã tạo ra mối nghi ngờ to lớn đối với quyết tâm sử dụng nội tệ trong nhóm Brics khi thanh toán.

Với Việt Nam, việc đồng tiền Nga bất ổn có thể kéo dài 1, 2 năm nữa sẽ ảnh hưởng đến các hợp đồng, ký kết của chúng ta.
- Việc mất giá của đồng Rúp đã gần như làm ‘rối loạn’ thế giới, trong đó, người dân Nga bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuy nhiên, tại sao Nga vẫn ‘cứng rắn’ với chính sách của mình?

Có thể nói, phương châm ‘cứng rắn’ của lãnh đạo Nga trong quan hệ với Mỹ, phương Tây và vấn đề Ukraine là kiên quyết bảo vệ lợi ích của Nga. 

Ngày 18/12, trong cuộc họp báo trực tuyến cuối năm, Tổng thống Putin nói Nga đã và sẽ có phản ứng rất cứng rắn đối với các chính sách xâm phạm đến lợi ích của mình.

Ví dụ, trong vấn đề Ukraine, Tổng thống Putin đã cho thấy sự mềm dẻo, rõ ràng hơn khi nói ủng hộ ‘không gian chính trị thống nhất’. Điều này có nghĩa là ủng hộ sự thống nhất giữa miền Đông và khu vực còn lại của Ukraine.

Có thể thấy, ông Putin và Nga không ủng hộ chủ trương miền Đông tách rời khỏi Ukraine. Theo Tổng thống Nga, Kiev cần có thương thảo chính trị với khu vực miền Đông và nối lại sự thống nhất về kinh tế chứ không thể cô lập khu vực này như quyết định vừa qua của Tổng thống Poroshenko.

Cũng trong buổi họp báo 18/12, Tổng thống Putin một lần nữa khẳng định Nga không gây căng thẳng trong thời gian vừa qua khi mà các chuyến bay chiến lược mới được nối lại trong khi Mỹ đã thực hiện từ lâu.

- Trong câu chuyện này, Nga gặp những khó khăn gì, thưa ông?


Mỹ cho thấy vẫn tiếp tục cấm vận Nga, tuy nhiên trên thực tế các phương án trừng phạt mới vẫn chưa được áp đặt. 

Về phía châu Âu, các lệnh trừng phạt được áp đặt trong 4 đợt vừa qua vẫn đang tiếp tục, tuy nhiên chưa có biện pháp mới được đưa ra.

Tổng thống Putin thừa nhận rằng, 25-30% những khó khăn kinh tế của Nga thời điểm hiện nay là do bị cấm vận, ngoài ra là các yếu tố kinh tế khác.

Video Tổng thống Putin trả lời phỏng vấn trực tuyến

Một trong những khó khăn trực tiếp của Nga khi bị cấm vận là khó tiếp cận thị trường vốn của phương Tây. Bên cạnh đó, ngành khai thác dầu khí vốn là bầu sữa của nền kinh tế Nga nhưng ngày càng gặp khó khăn trong quá trình khai thác ở vùng biển sâu, biển xa.

Trước đây, để thực hiện tốt quá trình khai thác, Nga phải nhờ một số đối tác phương Tây về công nghệ, thiết bị như Na Uy, Mỹ nhưng hiện nay đã bị dừng lại do lệnh trừng phạt.

Ngoài ra, một số đối tác khai thác cùng Nga bây giờ cũng ngừng lại, do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Nga.

Có thể nói, tác động của cấm vận, trừng phạt chưa thể hiện nhiều trong năm 2014, với độ trễ của mình sang năm 2015 sẽ nhìn thấy rõ rệt hơn sự bết bát của kinh tế Nga do hậu quả của các lệnh trừng phạt.

- Vậy có thuận lợi nào không, thưa ông?

Trong cuộc họp báo 18/12, ông Putin rất lạc quan, ông cho rằng kinh tế Nga chỉ cần tối đa 2 năm để phục hồi, nếu điều kiện thuận lợi thì thời gian này có thể rút ngắn hơn.
 

Có thể thấy, ông Putin và Nga không ủng hộ chủ trương miền Đông tách rời khỏi Ukraine.
Nhà báo Nguyễn Đăng Phát
 

Cơ sở để ông Putin lạc quan là trong tình thế hiện nay, các doanh nhiệp, nhà khoa học Nga sẽ buộc phải thay đổi để tìm cách phát triển, khi thế mạnh dầu mỏ hàng chục năm qua gặp khó khăn.

Ở Nga, việc đầu tư vào dầu mỏ là đầu tư sớm sinh lời, dễ quay vòng tiền nhất nên hàng chục năm qua thị trường chỉ tập trung vào dầu mỏ. Ông Putin còn tiết lộ thêm 80% các đơn xin đầu tư mà chính phủ Nga nhận được là đổ tiền vào các mỏ khai thác dầu khí.

Việc cấm vận, trừng phạt lên lĩnh vực dầu mỏ sẽ là cơ hội để nền kinh tế Nga thay đổi để thích ứng với điều kiện mới.

Ngoài ra, Nga là một nền kinh tế lớn, có liên quan mật thiết với nền kinh tế thế giới. Sau khủng hoảng 2008, hiện nay kinh tế thế giới đang trên đà phát triển, vì thế kinh tế Nga cũng theo đó mà khởi sắc hơn.

- Theo ông, các biện pháp cứu vãn Nga vừa thực hiện thời gian qua có tác động thể nào đến kinh tế Nga?

Việc tăng lãi suất cơ bản như Nga vừa thực hiện là biện pháp tình thế để cứu đồng Rúp khỏi nguy cơ trượt giá quá sâu. Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể, động thái này sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Nga.
Ông Putin khá lạc quan, thoải mái khi xuất hiện trước báo giới trong cuộc họp báo ngày 18/12
Ông Putin khá lạc quan, thoải mái khi xuất hiện trước báo giới trong cuộc họp báo ngày 18/12 - Ảnh: Sputnik
Sở dĩ như vậy là vì, khi tăng lãi suất cơ bản, hoạt động sản xuất, vay ngân hàng đầu tư sản xuất sẽ giảm rõ rệt. Có thể nói, Nga đang hi sinh phát triển kinh tế để cứu vãn đồng Rúp khi khả năng thanh khoản bằng đồng rúp trong xã hội sẽ giảm.

- Trong trường hợp Mỹ và phương Tây kiến quyết kéo dài và bổ sung thêm lệnh trừng phạt thì Ấn Độ và Trung Quốc sẽ đóng vai trò thế nào trong chiến lược của Nga khi đây là 2 thị trường lớn và quen thuộc với Matxcơva?

Ấn Độ và Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Nga. Chính sách hướng Đông đã được Nga thực hiện nhiều năm trước chứ không phải mới bắt đầu khi gặp khó khăn với phương Tây.

Với Trung Quốc, kim ngạch song phương khoảng 90 tỷ USD/năm với những hợp đồng siêu lớn. Trong đó có thể hợp đồng khí đốt thế kỷ, vừa có thể bán khí đốt số lượng lớn, giá ổn định vừa được ứng tiền trước rất quan trọng đối với Nga.

Thêm vào đó, việc bán khí đốt cho Trung Quốc sẽ giúp Nga đầu tư thêm vào vùng Viễn Đông rộng lớn, nhiều tài nguyên nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Ngoài hệ thống đường ống dẫn sang Trung Quốc, mạng ống sẽ được phát triển để cung cấp cho khu vực xa xôi này.

Video dân Nga đổ xô đi mua sắm khi đồng Rúp mất giá

Về Ấn Độ, Nga có quan hệ truyền thống và mật thiết về kỹ thuật quân sự. Ấn Độ là thị trường mua vũ khí rất lớn của Nga. Từ năm 2005-2012, vũ khí Nga chiếm 60% lượng vũ khí nhập khẩu của Ấn Độ.

Trong năm 2013, Nga xuất khẩu được 3.6 tỷ USD vũ khí cho thị trường Ấn Độ, chiếm gần 30% kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga.

Từ đó cho thấy, mối quan hệ của Nga với các thị trường phía Đông đã được phát triển từ lâu và trong giai đoạn hiện nay nó cho thấy nỗ lực cô lập nước Nga của Mỹ và châu Âu gần như không thể thực hiện được.

- Tổng thống Putin có còn chiêu bài gì và áp lực khí đốt cho mùa đông lạnh giá của châu Âu có vai trò thế nào trong tình hình hiện nay?

Trong các lệnh trừng phạt với Nga hiện nay, Mỹ ít bị ảnh hưởng hơn châu Âu do có ít quan hệ hợp tác với Nga. Ngay trong nội bộ châu Âu vẫn có những mâu thuẫn nhất định về quan hệ với Nga.

 

Ông Putin rất lạc quan, ông cho rằng kinh tế Nga chỉ cần tối đa 2 năm để phục hồi, nếu điều kiện thuận lợi thì thời gian này có thể rút ngắn hơn.
Nhà báo Nguyễn Đăng Phát
 
Trong khi đó, nội bộ Nga vẫn thống nhất, dùcó khó khăn nhưng vẫn có hướng giải quyết đồng thời mở rộng hơn về phíaĐông sẽ giúp Matxcơva không bị ảnh hưởng quá nhiều trước các nỗ lực củaMỹ và phương Tây.

Bên cạnh đó, Nga vẫn tiếp tục củng cố lực lượng vũ trang, việc nâng cao mức độ tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu là một con bài cần thiết để đối phó với Mỹ và châu Âu.

Còn vấn đề khí đốt, Nga vẫn đảm bảo việc cung cấp cho châu Âu trên các tuyến dẫn khí cũ. Điều này cho thấy Nga đang chứng tỏ mình là đối tác an toàn, uy tín chứ không thể có hành động phiêu lưu như cắt khí.

Ngoài ra, dầu khí là nguồn thu chính của nền kinh tế Nga, vì vậy họ không thể tự bỏ đi lợi ích của mình.

- Ông dự đoán thế nào về diễn biến sắp tới giữa Nga và Mỹ cùng các nước phương Tây khi mà vài ngày gần đây đã xuất hiện thông tin châu Âu thấy các lệnh trừng phạt không hiệu quả?

Để giải quyết căng thẳng hiện nay, mấu chốt là vấn đề Ukraine và Tổng thống Putin đã có động thái ủng hộ ‘không gian chính trị thống nhất’trong cuộc họp báo ngày 18/12.

Tuy nhiên, đó là giải pháp tổng thể, trong từng giai đoạn Nga sẽ tổ chức đàm phán để có thể đảm bảo được lợi ích của mình. Ví dụ, Nga có thể yêu cầu Ukraine không gia nhập NATO, một điều kiện đảm bảo cho an ninh, lợi ích của Nga.

Ngày 18/12, một số quan chức châu Âu đồng loạt lên tiếng cho thấy sự cần thiết của việc làm việc với Nga để bảo đảm hòa bình, ổn định và các mối quan hệ kinh tế thương mại.

Điều này có thể cho thấy cả Nga và châu Âu đã có các nỗ lực giảm căng thẳng và dùng giải pháp chính trị để giải quyết vấn đề hiện nay.

- Xin cảm ơn ông!

Tùng Đinh (Thực hiện)
Bình luận
vtcnews.vn