Chuyên gia biên giới hàng đầu: Trung Quốc giương đông kích tây để chiếm trọn Biển Đông

Thế giớiThứ Tư, 13/05/2015 09:59:00 +07:00

Chuyên gia hàng đầu về biên giới của Việt Nam nói về mưu đồ thâm độc của TQ sau những chiêu bài giàn khoan hay âm mưu lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông

(VTC News) – Chuyên gia hàng đầu về biên giới của Việt Nam nói về mưu đồ thâm độc của Trung Quốc sau những chiêu bài giàn khoan hay âm mưu lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.

Những ngày qua, Trung Quốc liên tục có thay đổi trong tuyên bố đưa giàn khoan nước sâu mang tên Hưng Vượng xuống Biển Đông. 
Ngoài ra, giới phân tích quốc tế cũng nói nhiều về việc Bắc Kinh mưu đồ từng bước xây dựng ‘vùng nhận dạng phòng không’ trên Biển Đông bằng cách bồi lấp, xây dựng trái phép ở Trường Sa của Việt Nam và đưa giàn khoan, tàu thăm dò xuống Biển Đông.
Giàn khoan Hưng Vượng của Trung Quốc
Giàn khoan Hưng Vượng của Trung Quốc 
VTC News phỏng vấn chuyên gia hàng đầu về biên giới, từng nhiều năm đàm phán với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền: Tiến sỹ Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ.

- Tháng 5 năm ngoái, Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, hạ đặt trái phép sâu trong vùng thềm lục địa Việt Nam. Năm nay, giàn khoan Hưng Vượng được Trung Quốc đưa xuống biển cũng vào tháng 5, nhưng vị trí của giàn khoan này hiện nay nằm ở biển Hoa Đông, theo ông trong thời gian tới giàn khoan này có di chuyển xuống Biển Đông hay không?

Đã có khá nhiều thông tin và bình luận liên quan đến sự xuất hiện giàn khoan Hưng Vượng. Cụ thể là, ngày 30/4, Trung Quốc công bố giàn khoan COSL Prospector (Hưng Vượng) đã  rời thành phố Yên Đài để kéo xuống Biển Đông.
Tiến sỹ Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ
Tiến sỹ Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ
Ảnh: Tùng Đinh
 
Đây là giàn khoan thứ tư mà Tập đoàn đóng tàu CIMC Raffles chuyển giao cho Công ty dịch vụ dầu mỏ Trung Quốc (COSL- China Oilfield Service Ltd) và là giàn khoan bán ngầm nước sâu thứ 2 Bắc Kinh điều tới Biển Đông sau giàn khoan Hải Dương 981.

Tuy nhiên,hiện nay, lại có thông tin nói rằng giàn khoan này đang ở biển Hoa Đông…

Để có phương án ứng xử thích hợp và hiệu quả, có lẽ chúng ta cần tiếp tục theo dõi,  kiểm tra thông tin xem giàn khoan này đang trên đường di chuyển hay đã trụ lại khu vực biển nào trong  biển Hoa Đông hay trong Biển Đông.

Video giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động trái phép năm 2014

Ngoài ra, cần theo dõi Hưng Vượng đanglàm nhiệm vụ khoan thăm dò hay đang khoan khai thác?

Xác minh chính xác vị trí và thực trạng hoat động của giàn khoan này như đã nói là nhiệm vụ hết sức cần thiết và có ý nghĩa quyết định cho những phương án ứng xử thích hợp và hiệu quả của chúng ta trong tình hình hiện nay.

- Vì sao ông lại kết luận như vậy, thưa Tiến sỹ?

Thứ nhất, hành vi di chuyển của giàn khoan, nếu di chuyển bình thường qua vùng Đặc quyền về kinh tế, vùng biển nằm cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, thì chúng ta không có quyền ngăn cản, không có quyền xua đuổi hay làm bất kỳ một thủ tục nào ảnh hưởng đến sự di chuyển hợp pháp này theo đúng quy định của UNCLOS 1982.

Tuy nhiên nếu giàn khoan này di chuyển đi qua vùng lãnh hải 12 hải lý tính từ đường cơ sở, thì phải tuân thủ quy định cho quyền “đi qua vô hại” theo quy định của UNCLOS 1982 và tuân thủ quy định của Luật Biển Việt Nam năm 2012.

Nếu giàn khoan này di chuyển qua nội thủy mà không xin phép và không được sự đồng ý của Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam là hành vi vi phạm chủ quyền Việt Nam, các Cơ và lực lượng có thẩm quyền Việt Nam có toàn quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền của mình…

Thứ hai, về hành vi trụ lại để thực hiện các hoạt động khoan thăm dò hay khai thác.
Nếu giàn khoan trụ lại để thực hiện các hoạt động khoan thăm dò hay khai thác trong vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của Việt Nam thì đó là hành vi vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.

 

Trong lúc này, tàu Đông Phương Hồng thật sự cũng là một mũi tấn công khá lắt léo theo kiểu “nội công, ngoại kích”, “dương đông kích tây”, “hư hư thât thật”.. trên truyền thông của họ!
Tiến sỹ Trần Công Trục
 
Việt Nam có quyền sử dụng các lực lượng chấp pháp như Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Công an, Biên phòng để xử lý các vi phạm đó theo đúng thủ tục pháp lý theo quy định của UNCLOS 1982.

Lưu ý là không được sử dụng các lực lượng quân đội, không áp dụng các biện pháp trấn áp, bắt giam, câu thúc, vi phạm thân thể, trừ khi phải dùng biện pháp tự vệ chính đáng.

Nếu hành vi của giàn khoan này xảy ra trong lãnh hải, nội thủy thì để bảo vệ chủ quyền của mình Việt Nam có quyền áp dụng moi biện pháp cần thiết, kể cả vũ lực đánh đuổi, trừng phạt thích đáng.

Trong Biển Đông còn tồn tại một số khu vực chồng lấn được hình thành dựa theo các yêu sách do các bên căn cứ vào quy định của UNCLOS 1982 để xác định các vùng biển và thềm lục địa của mình và các bên đang đàm phán để phân định.
Nếu giàn khoan này đơn phương thực hiện các hoat động nói trên cũng coi là hành vi vi phạm thỏa thuận giữa các bên liên quan, vi phạm quy định UNCLOS 1982, chúng ta có quyền lên tiếng phản đối về mặt ngoại giao, pháp lý, dư luận… 
Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng mọi biện pháp hành chính, dân sự để cản trở, không để các hành vi này tiếp diễn …

- Giả sử Hưng Vượng được đưa xuống Biển Đông, theo ông động thái đó sẽ nhằm mục đích gì khi có thông tin nói Bắc Kinh đang tìm cách từng bước thành lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông?

Căn cứ vào những động thái xảy ra gần đây của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực, tôi cho rằng giàn khoan này sẽ vào Biển Đông để triển khai các bước đi tiếp theo mà Trung Quốc đã tính toán và công khai công bố là khả năng hiện thực.

Video phim tài liệu Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam

Nhưng thực hiện bước tiếp theo của kế hoạch “giành lại nguồn tài nguyên dầu khí” trong Biển Đông mà họ cho rằng đang bị các quốc gia khác chiếm đoạt  vào thời điểm nào và ở đâu còn phụ thuộc vào khả năng đảm bảo dịch vụ hậu cần mà Trung Quốc đang gấp rút xây dựng trên các thực thể ở quần đảo Trường Sa.

Ngoài ra còn phụ thuộc vào diễn biến của tình hình khu vực và quốc tế, đặc biệt là thái độ và mức độ  phản ứng của các nước trong khu vực và quốc tế, trước các động thái của họ.

- Truyền thông Trung Quốc hai ngày nay loan tin tàu Đông Phương Hồng 2 với lượng giãn nước 3.000 tấn sẽ ‘khảo sát khoa học’ ở Biển Đông trong hai tháng, Trung Quốc không công bố tọa độ cụ thể, chỉ nói sẽ khảo sát trong 2 tháng, trên tàu có hàng chục nhà khoa học ở nhiều ngành khác nhau, ông nhận định gì về hành động này?

Tàu Đông Phương Hồng sẽ thực hiện các hoạt đông nghiên cứu khoa học trong Biển Đông có lẽ không phải là việc làm lần đầu tiên. Trước đây họ cũng đã nhiều lần công bố như vậy.

 

Hành động của Trung Quốc cho thấy quyết tâm của họ là nhanh chóng tìm cách khống chế, tiến tới độc chiếm Biển Đông bằng bất kỳ thủ đoạn thủ thuật nào!

Tiến sỹ Trần Công Trục
 
Vì thế có thể nói rằng mục đích nghiên cứu khoa học của con tàu này không phải là mục tiêu chủ yếu, mà chủ yếu là biện pháp “bổ sung” cho chiến thuật “giành sự công nhận trên thực tế ”, thông qua lĩnh vực nghiên cứu khoa học biển, các quyền bất hơp pháp của họ trong Biển Đông theo yêu sách đường lưỡi bò.

Trong lúc này, thì đây thật sự cũng là một mũi tấn công khá lắt léo theo kiểu “nội công, ngoại kích”, “dương đông kích tây”, “hư hư thât thật”.. trên truyền thông của họ!

- Vừa qua, lãnh đạo Việt Nam có chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Thưa ông, ngay sau chuyến thăm, Trung Quốc đã tuyên bố đưa giàn khoan ra Biển Đông là có dụng ý gì?

Mọi người đã được thông tin về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua, trong đó nhắc lại một số thỏa thuận nguyên tắc có liên quan đên việc xử lý các tranh chấp trong Biển Đông.

Mọi người, nhất là người Việt Nam chúng ta, cũng vẫn mong muốn và hy vong những cam kết đó sẽ biến thành hiện thực. Phía Việt Nam cũng đang thực lòng triển khai thực hiện những cam kết quan trọng đó.

-  Trong thông cáo chung của Việt Nam – Trung Quốc sau chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói: “Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) và sớm đạt được "Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông" (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp”. Tuy nhiên, các hành động ngay sau đó của Trung Quốc lại trái ngược, bất tín?

Phải chăng Trung Quốc đang tích cực thực hiện các cam kết bằng cách công bố việc huy động giàn khoan Hưng Vượng ra biển, bằng việc đưa tàu nghiên cứu khoa học xuống Biển Đông, đáng chú ý là các công trình đồ sộ cải biến bãi cạn thành các đảo rất to lớn, đủ để chứa các đường băng hiện đại, các công trình quân sự tấn công, các khu dịch vụ kinh tế kỹ thuật…trên lãnh thổ của Việt Nam.
Trung Quốc cải tạo trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam 
Họ vẫn lu loa trên các diễn đàn quốc tế rằng Việt Nam, Philippines… đang vi phạm DOC, đang làm thay đổi hiện trạng, đang gây rối…còn Trung Quốc thì đang nỗ lực vì mục đích nhân đạo, vì an toàn an ninh hàng hải, hàng không qua Biển Đông, Trung Quốc sẵn sàng tạo điều kiện dễ dàng cho Mỹ, EU, các quốc gia khác trong khu vực và thế giới sử dụng miễn phí các công trình đang xây “trong nhà ,trong vườn” của Trung Quốc !?

Rõ ràng, không cần bình luận nhiều chắc ai cũng biết tất cả những động thái đó trên thực tế mới phản ánh đúng chủ trương chiến lược không thay đổi của họ.

Không những thế, điều đó còn cho thấy quyết tâm của họ là nhanh chóng tìm cách khống chế, tiến tới độc chiếm Biển Đông bằng bất kỳ thủ đoạn thủ thuật nào!

- Quốc vụ khanh Campuchia nói không được đưa Biển Đông ra ASEAN, ông có nhận xét gì về tuyên bố này?

Việc Quốc vụ khanh Campuchia tuyên bố không đưa vấn đề Biển Đông ra ASEAN, tôi cho rằng có lẽ không có gì lạ lẫm , không phải là hiện tượng mới trước dư luận khu vực và quốc tế!

Ai cũng biết rằng Trung Quốc đang tìm moi cách để chia rẽ nội bộ ASEAN, tìm cách lôi kéo một số thành viên không có liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích bị Trung Quốc xâm phạm  trong Biển Đông.

Campuchia là một trong số đó. Đặc biệt là tình hình nội bộ Campuchia trong quan hệ với Trung Quốc hết sức phức tạp.

Xin cảm ơn ông!

Tùng Đinh – Văn Việt (Thực hiện)
Bình luận
vtcnews.vn