Chùm ảnh đáng sợ chứng minh con người đang tự giết chết chính mình

Khoa học - Công nghệThứ Năm, 09/06/2016 07:03:00 +07:00

Với lối tàn phá và khai thác kiểu tận diệt, con người đang dần “giết chết” Mẹ thiên nhiên và cũng là tự hủy hoại cuộc sống của chính mình.

"Khi cái cây cuối cùng bị chặt hạ, con cá cuối cùng bị ăn và dòng suối cuối cùng bị đầu độc, bạn sẽ nhận ra rằng tiền chẳng thể ăn được.”

Lời tiên tri ám ảnh ngày nào đang cận kề hiện thực hơn bao giờ hết khi con người, với lối tàn phá và khai thác kiểu tận diệt, đang dần “giết chết” Mẹ thiên nhiên và cũng là tự hủy hoại chính mình.

Có sức nặng hơn cả ngàn lời nói, những hình ảnh sau đây sẽ là minh chứng việc con người đã tự đẩy mình đến bờ vực chết chóc như thế nào.

tan-pha-thien-nhien-1

Toàn cảnh sự phát triển quá mức của thành phố Mexico với hơn 20 triệu dân nhìn từ trên cao.

tan-pha-thien-nhien-2

Chàng trai lướt ván trên những con sóng ngập rác ở Indonesia.

tan-pha-thien-nhien-3

Một nhà máy điện than lignite thải ra hàng tấn chất ô nhiễm vào không khí, nhiều hơn cả nhiệt lượng mà loại than lignite này tạo ra.

tan-pha-thien-nhien-4

Thác nước khổng lồ hình thành do sự tan chảy của băng từ các dòng sông băng, báo động việc biến đổi khí hậu có thể tác động đến thiên nhiên nhanh chóng và khủng khiếp hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

tan-pha-thien-nhien-5

Một mỏ dầu ở California (Mỹ) trở thành vùng đất trơ trọi, khô cằn sau khi bị con người vắt kiệt đến giọt dầu cuối cùng chỉ vì lợi nhuận trước mắt.

tan-pha-thien-nhien-6

Một chú gấu Bắc Cực chết đói ở Svalvard, Na Uy. Hiện tượng nóng lên toàn cầu kéo theo sự biến mất của các tảng băng đã cướp đi cơ hội tìm kiếm thức ăn của gấu Bắc Cực.

tan-pha-thien-nhien-7

Một nhà máy nhiệt điện bốc cháy dữ dội gần Fukushima, Nhật Bản. Mọi nỗ lực dập lửa dường như chẳng thấm vào đâu.

tan-pha-thien-nhien-8

Bãi tập kết lốp xe khổng lồ trên sa mạc Nevada. Đây là mối hại lớn cho môi trường bởi lốp xe thải ra nhiều độc tố nguy hiểm khi chúng bị đốt hoặc tự phân hủy. Chúng ta hoàn toàn có thể tái chế lốp xe cũ mòn thay vì tống chúng tới các bãi chôn lấp rác thải.

tan-pha-thien-nhien-9

Nạn phá rừng ở Canada. Thật buồn khi chứng kiến những gì còn sót lại của một khu rừng tươi xanh xinh đẹp giờ đây chỉ là một miền đất trọc cằn cỗi.

tan-pha-thien-nhien-10

Một đống thiết bị điện tử cũ hỏng bị con người vứt xó vì hết giá trị sử dụng. Việc dùng hóa chất độc hại để tách lấy kim loại trong những đồ phế liệu này cũng gây nguy hiểm cho môi trường.

tan-pha-thien-nhien-11

Cơn sốt Black Friday (Ngày thứ sáu đen) tại một cửa hàng điện tử ở Idaho, nơi người người chen lấn, giẫm đạp lên nhau để giành mua những món đồ với giá hời hiếm có.

tan-pha-thien-nhien-12

Đảo thiên đường Maldives đang dần biến mất khỏi bản đồ vì nước biển dâng cao.

tan-pha-thien-nhien-13

Thủ đô New Delhi của Ấn Độ - thành phố 22 triệu dân tạo cảm giác bức bối, ngột ngạt khi nhìn từ trên cao.

tan-pha-thien-nhien-14

Xác một con chim albatross đang phân hủy cho thấy những gì xảy ra khi chúng ta xả rác bừa bãi.

tan-pha-thien-nhien-15

Mỏ Mir ở Nga - mỏ kim cương lớn nhất thế giới bị con người tàn phá, khai thác cạn kiệt. Trái với vẻ đẹp lấp lánh của những viên kim cương, mỏ Mir nhìn xơ xác, thô ráp như vỏ sò.

tan-pha-thien-nhien-16

Hổ Siberia đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng với khoảng 97% cá thể bị săn bắt trộm trong vòng một thế kỷ qua. Hiện trên thế giới chỉ còn chưa đầy 3.200 cá thể hổ Siberia còn sống.

tan-pha-thien-nhien-17

Khu vực gần Almeria ở Tây Ban Nha rải rác các nhà kính có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

tan-pha-thien-nhien-18

Khu rừng ngàn năm tuổi ở Oregon, Mỹ bị đốn hạ để phục vụ cho việc xây một con đập mới. Biết bao cây xanh đã rỉ máu, biết bao loài động vật đã không còn nơi trú ngụ chỉ vì sự ích kỷ của con người.

tan-pha-thien-nhien-19

Trung tâm thành phố Los Angeles sáng rực về đêm, kèm theo đó là nhu cầu tiêu thụ năng lượng khổng lồ không thể đong đếm.

tan-pha-thien-nhien-20

Hậu quả khủng khiếp của việc khai thác cát dầu tại tỉnh Alberta, Canada.

tan-pha-thien-nhien-21

Cơn bão lửa khổng lồ ở Colorado, Mỹ thiêu rụi mọi thứ trên đường đi của nó. Cháy rừng gia tăng là hậu quả trực tiếp của biến đổi khí hậu.

tan-pha-thien-nhien-22

Khói đen ngòm từ một lò đốt rác thải độc hại ở Bangladesh.

tan-pha-thien-nhien-23

Lão nông chăn trâu ở Mông Cổ phải bịt mũi vì không chịu nổi mùi hôi thối bốc lên từ sông Hoàng Hà - con sông có chỉ số ô nhiễm cao gấp 100 lần so với tiêu chuẩn quốc gia. Nguyên nhân ô nhiễm được cho là do nước thải từ 3 nhà máy giấy và 1 nhà máy hóa chất gần đó.

tan-pha-thien-nhien-24

Một chiếc xe tải lớn đang chở hàng trăm tấn cát dầu đi chế biến. Cát dầu được coi là nguồn năng lượng trong tương lai. Tuy nhiên, khai thác cát dầu lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nạn phá rừng cũng như tình trạng biến đổi khí hậu ở Bắc Mỹ.

tan-pha-thien-nhien-25

Bầu trời London chằng chịt các vệt cho thấy giao thông đường hàng không quá mức đến thế nào.

tan-pha-thien-nhien-26

Khu rừng nhiệt đới – nơi chăn thả các đàn dê – chìm trong biển lửa. Theo các nhà khoa học, 70% các loài cây ngăn ngừa ung thư đến từ các khu rừng nhiệt đới. Bởi vậy, bảo vệ rừng nhiệt đới là điều đương nhiên nhân loại cần chung tay thực hiện.

tan-pha-thien-nhien-27

Con voi xinh đẹp bị giết chết để lấy ngà, sau đó bị bỏ mặc cho đến khi xác thối rữa. Việc săn bắn trái phép và tàn phá môi trường sống đã đẩy loài voi châu Phi đến bờ vực tuyệt chủng. Trong vòng chưa đầy 100 năm, số lượng voi đã giảm đáng kể từ 4 triệu xuống còn khoảng 500.000 con. Mua ngà voi bị cho là bất hợp pháp, điều này lại càng khiến giá ngà voi trở nên đắt đỏ bởi độ khan hiếm cũng như sự thèm khát hàng hiếm của con người. Để cứu loài voi, chúng ta chỉ còn cách ngăn chặn nhu cầu đối với các sản phẩm làm từ ngà voi bởi không có cầu ắt sẽ không còn cung.

Phong Linh
Bình luận
vtcnews.vn