Chiêu giúp bé trai nghịch ngợm ham học

Tổng hợpThứ Sáu, 06/01/2012 04:58:00 +07:00

Con bạn là một bé trai nghịch ngợm, chểnh mảng việc học hành, khiến bạn luôn đau đầu về kết quả học tập của bé

Nếu con bạn là một bé trai nghịch ngợm, chểnh mảng việc học hành, khiến bạn luôn đau đầu về kết quả học tập của bé, hãy áp dụng những chiêu dưới đây.
 

Động viên khuyến khích bé
Khi đạt kết quả học tập kém, bé sẽ thấy rất chán nản. Vì thế, lúc này việc bạn phê bình bé, sẽ chỉ khiến bé càng chán nản hơn. Ngược lại, từ góc độ của bậc phụ huynh, tốt nhất bạn hãy động viên khuyến khích bé, đặc biệt là đối với các bé trai. 
Bạn hãy khơi dậy trong bé ý thức tăng cường phát huy điểm mạnh, để bé dần có được cảm giác hứng khởi với những thành công bước đầu, rồi dần cảm thấy hứng thú và phát triển sự hứng thú ở những lĩnh vực khác, đồng thời phát triển sự thiếu hụt của bản thân. 
Sửa đổi thói quen xấu 
Nghiên cứu đã cho thấy, rất nhiều bé trai gặp trở ngại trong tập không phải là do bản thân việc học gây ra, mà là do quá chìm đắm vào mạng internet, các trò chơi hoặc xem ti vi. Các hoạt động này sẽ ảnh hưởng nhất định đến não bộ của bé. 
Ngoài ra, việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu đường như bánh, kẹo… cũng có thể khiến bé dễ mắc “chứng trầm cảm bởi thành tích thấp”. 
Vì thế, các bậc cha mẹ cần phải luôn chú ý uốn nắn sửa đổi những thói quen xấu cùng chế độ ăn uống không lành mạnh của bé. 
Kèm bé học
Khi cha mẹ kèm bé học, có thể hướng dẫn bé cách soạn sách vở, bút mực, dậy bé cách nhận biết sử dụng đồ dùng học tập, kiểm tra khả năng đánh vần và chính tả của bé. Sự giúp đỡ hướng dẫn của cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập của bé. Hơn nữa, bài tập về nhà luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ. Mỗi ngày bạn hãy cố gắng giành ra một tiếng để cùng làm bài tập với bé và quy định thời gian làm bài tập cho bé.
Ngoài ra, làm cha mẹ, bạn cũng cần hiểu, nhiều khi việc học tập của con bạn gặp khó khăn là có lý do của nó.  
Trong các vấn đề về hành vi của trẻ, việc gặp khó khăn trong học tập là điều rất phổ biến. Trẻ gặp khó khăn trong học tập thường có các biểu hiện như không chú ý tập trung, chày biếng, cẩu thả, viết chữ thường bị sót, lệch dòng; làm phép tính đơn giản cũng sai; không hứng thú với việc học, thường sợ hãi việc làm bài tập; tính dựa dẫm cao, gặp chút khó khăn liền muốn từ bỏ, luôn yêu cầu cha mẹ chỉ bảo và giúp đỡ….
Đối diện với vấn đề này, nhiều bậc cha mẹ thường cảm thấy bất lực hết cách, những cách có thể nghĩ được cũng đã nghĩ đến, việc có thể làm được cũng đã làm. Hơn nữa, còn không hiểu được nguyên nhân khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập rất rắc rối phức tạp, mà chỉ đơn giản quy kết vấn đề này là do con mình không ham học, không muốn học, không có tinh thần cầu tiến. Do đó, cho dù đã dùng rất nhiều biện pháp, thì thực chất cũng chỉ giới hạn vỏn vẹn trong việc giảng đạo, giáo dục trên bề nổi. 
Khả năng học tập cơ bản của trẻ chính là khả năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán và giao tiếp. Chức năng tâm lý liên quan đến khả năng học tập này của trẻ vô cùng phức tạp, chúng bao gồm: 1. Cảm giác-khả năng vận động, 2. Nhận thức-khả năng tổng hợp vận động, 3. Ký tự-khả năng đọc hiểu, 4. Logic-khả năng lý luận, 5. Khả năng tự điều khiển giám sát. 
Yếu tố đảm bảo quan trọng trong hoạt động học tập của trẻ chính là khả năng tự điều khiển giám sát. Khả năng tự điều khiển giám sát không chỉ liên quan đến trí tuệ, mà còn có liên quan đến nhân cách con người, thể hiện ở sự tổng hợp giữa yếu tố trí tuệ và phi trí tuệ, là một khả năng học tập phức tạp nhất và cao cấp nhất. Lời nói và việc làm mẫu mực, sự quan tâm, bồi dưỡng trẻ, việc tạo ra một không khí gia đình dân chủ bình đằng với không gian tự chủ riêng cho trẻ của các bậc cha mẹ điều sẽ giúp ích cho sự phát triển năng lực tự điều khiển giám sát của trẻ. 
Còn một yêu tố khác dễ bị bỏ qua, đó là sự thể nghiệm thành công trong học tập của trẻ. Sự thể nghiệm về thành công trong học tập càng nhiều, sẽ càng khiến trẻ cảm thấy bản thân có thể tự kiểm soát hoạt động học tập, hứng thú và đồng thời thấy được giá trị của việc học, từ đó có thể tự thỏa mãn nhu cầu tiến thủ của bản thân.    
Chung quy, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ gặp khó khăn trong việc học, có nguyên nhân về trí tuệ, về mặt tâm thần sinh lý, cũng có nguyên nhân về tâm trạng cảm xúc, hành vi, hứng thú, động lực và chiến lược học tập... Do đó, điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần nhẫn nại trong việc tìm hiểu, thấu hiểu trẻ, luôn khuyến khích trẻ đúng lúc cũng như cố gắng giành thời gian để kèm trẻ học, giúp trẻ tìm được sự hứng thú và ý nghĩa trong việc học tập.
Theo Đẹp
Bình luận
vtcnews.vn