Chiêm ngưỡng ba cây cầu mới nổi tiếng Sài Gòn

Thời sựThứ Năm, 15/01/2015 04:14:00 +07:00

Với kiến trúc đẹp và khác biệt, các cây cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Lê Văn Sỹ bắc ngang kênh Nhiêu Lộc đã tạo nên vẻ hiện đại, hấp dẫn trong mắt người dân TP.HCM.

Cầu Bông nối quận 1 với quận Bình Thạnh thuộc dự án xây dựng 4 công trình gồm cầu Lê Văn Sỹ, cầu Kiệu, cầu Bông và cầu Hậu Giang, tuổi thọ trên 50 năm. Số vốn xây dựng cầu Bông mới là 130 tỷ đồng. Cầu dài 84,2 m gồm 3 nhịp, kết cấu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực, bề rộng 21 m. Trên mặt cầu được thiết kế lối riêng có dải phân cách, đảm bảo an toàn cho người đi bộ.

Cầu Bông nối quận 1 với quận Bình Thạnh thuộc dự án xây dựng 4 công trình gồm cầu Lê Văn Sỹ, cầu Kiệu, cầu Bông và cầu Hậu Giang, tuổi thọ trên 50 năm. Số vốn xây dựng cầu Bông mới là 130 tỷ đồng. Cầu dài 84,2 m gồm 3 nhịp, kết cấu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực, bề rộng 21 m. Trên mặt cầu được thiết kế lối riêng có dải phân cách, đảm bảo an toàn cho người đi bộ.

Nằm trong tiểu dự án nâng cấp đô thị TP.HCM đảm bảo an toàn cho người đi đường và năng lực giao thông của thành phố, tổng kinh phí xây dựng 4 cây cầu trên gần 37 triệu USD, vốn vay của ngân hàng Thế giới và tận dụng nguồn vốn dư từ việc tiết kiệm ở dự án nâng cấp đô thị TP.HCM.

Nằm trong tiểu dự án nâng cấp đô thị TP.HCM đảm bảo an toàn cho người đi đường và năng lực giao thông của thành phố, tổng kinh phí xây dựng 4 cây cầu trên gần 37 triệu USD, vốn vay của ngân hàng Thế giới và tận dụng nguồn vốn dư từ việc tiết kiệm ở dự án nâng cấp đô thị TP.HCM.

Cầu Bông cũ được đóng cửa xây dựng vào cuối tháng 10/2013, đến tháng 6/2014 mới được thông xe, vượt tiến độ gần 3 tháng, tạo thuận lợi cho người dân đi lại. Sau khi thông xe, đơn vị thi công tiếp tục triển khai gói thầu kiến trúc cảnh quan, chiếu sáng nghệ thuật trên cầu cũng như đường dẫn và đường dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Cầu được xây dựng với tĩnh không thông thuyền khá cao, tạo điều kiện cho các loại tàu thuyền nhỏ có thể qua lại.

Cầu Bông cũ được đóng cửa xây dựng vào cuối tháng 10/2013, đến tháng 6/2014 mới được thông xe, vượt tiến độ gần 3 tháng, tạo thuận lợi cho người dân đi lại. Sau khi thông xe, đơn vị thi công tiếp tục triển khai gói thầu kiến trúc cảnh quan, chiếu sáng nghệ thuật trên cầu cũng như đường dẫn và đường dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Cầu được xây dựng với tĩnh không thông thuyền khá cao, tạo điều kiện cho các loại tàu thuyền nhỏ có thể qua lại.

Cầu được nâng cao độ tĩnh không, tạo thuận lợi cho các phương tiện lưu thông trên đường Hoàng Sa và Trường Sa được thông suốt. Được thiết kế với kiến trúc đẹp, nhiều chi tiết trang trí kết hợp cảnh quan, hoa, cỏ xung quanh làm cho cây cầu không bị khô cứng.

Cầu được nâng cao độ tĩnh không, tạo thuận lợi cho các phương tiện lưu thông trên đường Hoàng Sa và Trường Sa được thông suốt. Được thiết kế với kiến trúc đẹp, nhiều chi tiết trang trí kết hợp cảnh quan, hoa, cỏ xung quanh làm cho cây cầu không bị khô cứng.

Đường Trường Sa, Hoàng Sa thông suốt dưới gầm cầu được thiết kế rộng rãi cho các phương tiện lưu thông và một phần dành cho người đi bộ. Bên bờ tường gầm cầu được trang trí hình một đầm sen bằng gốm sứ và trồng hoa làm cho khu vực này sáng đẹp, văn minh hơn.

Đường Trường Sa, Hoàng Sa thông suốt dưới gầm cầu được thiết kế rộng rãi cho các phương tiện lưu thông và một phần dành cho người đi bộ. Bên bờ tường gầm cầu được trang trí hình một đầm sen bằng gốm sứ và trồng hoa làm cho khu vực này sáng đẹp, văn minh hơn.

Cầu Lê Văn Sỹ cũ (quận 3) được xây dựng năm 1950 và được sửa chữa nâng cấp lần đầu năm 1994. Cây cầu hơn 50 năm tuổi này xuống cấp, ảnh hưởng đến an toàn giao thông nên tháng 11/2013 được đóng cửa để xây dựng cầu mới. Ngày 30/4/2014, cầu được thông xe sau gần 5 tháng thi công. Vốn đầu tư 110 tỷ đồng, dài gần 60 m, rộng 18,5 m (kể cả lề bộ hành) cho 4 làn xe lưu thông, tạo thông thoáng cho trục đường Lê Văn Sỹ - Trần Quốc Thảo và nối thông hai đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là đường Hoàng Sa

Cầu Lê Văn Sỹ cũ (quận 3) được xây dựng năm 1950 và được sửa chữa nâng cấp lần đầu năm 1994. Cây cầu hơn 50 năm tuổi này xuống cấp, ảnh hưởng đến an toàn giao thông nên tháng 11/2013 được đóng cửa để xây dựng cầu mới. Ngày 30/4/2014, cầu được thông xe sau gần 5 tháng thi công. Vốn đầu tư 110 tỷ đồng, dài gần 60 m, rộng 18,5 m (kể cả lề bộ hành) cho 4 làn xe lưu thông, tạo thông thoáng cho trục đường Lê Văn Sỹ - Trần Quốc Thảo và nối thông hai đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là đường Hoàng Sa

Hệ thống chiếu sáng được thiết kế đặc biệt với 4 trụ lớn 2 đầu cầu và đèn đứng dọc lan can.

Hệ thống chiếu sáng được thiết kế đặc biệt với 4 trụ lớn 2 đầu cầu và đèn đứng dọc lan can.

Dọc hai bên lan can, lối đi bộ là dãy chậu hoa xanh tốt làm cho cây cầu trở nên mềm mại.

Dọc hai bên lan can, lối đi bộ là dãy chậu hoa xanh tốt làm cho cây cầu trở nên mềm mại.

Cầu Kiệu nối đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận) và Hai Bà Trưng (quận 1) là cầu cuối cùng trong dự án làm lại 4 cầu mới.

Cầu Kiệu nối đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận) và Hai Bà Trưng (quận 1) là cầu cuối cùng trong dự án làm lại 4 cầu mới.

Cầu được đóng cửa tháng 2/2014 và thông xe một chiều hướng từ đường Hai Bà Trưng về Phan Đình Phùng cuối tháng 10/2014, chậm 3 tháng so với kế hoạch. Đến ngày 1/1/2015 cầu đã được thông xe hai chiều.

Cầu được đóng cửa tháng 2/2014 và thông xe một chiều hướng từ đường Hai Bà Trưng về Phan Đình Phùng cuối tháng 10/2014, chậm 3 tháng so với kế hoạch. Đến ngày 1/1/2015 cầu đã được thông xe hai chiều.

Nguyên nhân do cầu Kiệu mới được nâng cao tĩnh không để xe đi dưới đường Trường Sa, tường chắn ở chân cầu đã thu hẹp mặt đường phía trước 20 hộ dân nên UBND quận Phú Nhuận phải thỏa thuận giá cả đền bù giải tỏa một phần diện tích nhà của ba hộ trên đường Phan Đình Phùng.

Nguyên nhân do cầu Kiệu mới được nâng cao tĩnh không để xe đi dưới đường Trường Sa, tường chắn ở chân cầu đã thu hẹp mặt đường phía trước 20 hộ dân nên UBND quận Phú Nhuận phải thỏa thuận giá cả đền bù giải tỏa một phần diện tích nhà của ba hộ trên đường Phan Đình Phùng.

So với những cây cầu khác ở TP.HCM, hai bên thành cầu Kiệu được thiết kế khá đặc biệt với nhiều khung thép làm cho cầu không bị thô cứng.

So với những cây cầu khác ở TP.HCM, hai bên thành cầu Kiệu được thiết kế khá đặc biệt với nhiều khung thép làm cho cầu không bị thô cứng.

Phóng to Dưới gầm cầu cũng được trang trí tranh gốm như cầu Bông với hình các tòa nhà trung tâm thành phố.

Phóng to Dưới gầm cầu cũng được trang trí tranh gốm như cầu Bông với hình các tòa nhà trung tâm thành phố.

Bình luận
vtcnews.vn