Chiếc máy dạy và hỗ trợ học tập dành cho người khiếm thị

Sản phẩmThứ Năm, 29/06/2017 17:31:00 +07:00

Nguyễn Duy Hùng, sinh viên chuyên ngành Tự động hóa, khoa Kỹ thuật điện - Điện tử, trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng đã chế tạo thành công chiếc máy dạy học thông minh dành cho người khiếm thị.

anh5

Bạn Nguyễn Duy Hùng, tác giả của chiếc máy dạy học cho người khiếm thị 

Chia sẻ về chiếc máy, Hùng cho biết, thiết kế của máy gồm 1 bảng viết và 1 cây bút, 1 module tự nổi chữ trên mặt thiết bị, 1 bàn phím tính toán gồm 16 nút nhấn ứng với các con số và phép tính.

Nguyên lí hoạt động của thiết bị gồm: một bộ vi điều khiển giúp nhận dạng và xử lý tín hiệu giọng nói để kích mở các kí tự nổi; bộ khuếch đại và loa phát tín hiệu dưới dạng âm thanh về chữ cái, con số, dấu, kết quả phép tính, thời gian giúp người học dễ dàng thực hiện các phép tính toán; một hệ thống tự hiện chữ nổi làm nổi các ký tự tương ứng với tín hiệu nhận được từ micro thu giọng nói của người sử dụng thiết bị. 

Chiếc máy học tập cho người khiếm thị của Hùng gồm 5 tính năng: cảm chữ và nhắc chữ, luyện viết, tính toán, xem đồng hồ, giải trí. Để tính toán, người khiếm thị chỉ cần nhập số liệu vào máy, kết quả phép tính sẽ tự phát ra bằng âm thanh. Ngoài ra, máy còn có núm xoay chuyển chế độ phát ra âm thanh báo giờ giác. Chiếc núm xoay chuyển này cũng giúp người học giải trí bằng chế độ nghe nhạc, học chữ cái tiếng Anh qua bài hát.

Video: Quán ốc chỉ giao tiếp bằng cử chỉ ở Hà Nội

Chiếc máy học tập sau khi được lắp đặt hoàn chỉnh có kinh phí khoảng 1,5 triệu đồng. Hiện nay, sản phẩm được đưa vào thí nghiệm tại Trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu và Hùng vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để khắc phục những chi tiết thô sơ bên ngoài.

Sáng chế này đã được đánh giá cao bởi tính thực tế, có thể ứng dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy cho giáo viên và đưa vào thư viện các trường chuyên biệt để giúp đỡ người khiếm thị.

Lệ Chi
Bình luận
vtcnews.vn