Chặn cửa cô dâu, trộm giày chú rể, dẫm chổi cưới nhau

Phóng sự - Khám pháChủ Nhật, 07/03/2010 06:00:00 +07:00

(VTC News) - Trong ngày cưới, chú rể chỉ được nhìn cô dâu qua gương và phải bảo đó là “Thiên thần”. Đó là một trong nhiều tập tục cưới xin thú vị.

(VTC News) - Trong ngày cưới, chú rể sẽ không được nhìn trực tiếp vào cô dâu mà thay vào đó phải dùng một cái gương. Chú rể sẽ được hỏi nhìn thấy gì và phải trả lời là: Thiên thần!

Chặn cửa không cho cô dâu vào nhà, trộm giày của chú rể

Vẽ tay để cô dâu thành Thiên thần. 

Trong lễ cưới truyền thống kéo dài trong nhiều ngày của người Ấn Độ có nhiều nghi lễ rất rườm rà phức tạp như lễ Mehndi chẳng hạn. Người ta sẽ vẽ lên bàn tay và bàn chân của cô dâu những hoa văn khá tinh vi.

Mục đích của việc làm này là làm cho cô dâu có cảm giác mình đang như một nàng công chúa khi chuẩn bị bước vào cuộc sống mới.

Ở miền Bắc Ấn Độ, khi cô dâu đến nhà chú rể, chị em của chú rể sẽ chặn cửa không cho cô dâu vào nhà. Họ đứng xếp hàng trước cửa. Chú rể sẽ phải hối lộ chị em gái của mình thì cô dâu mới được vào nhà.

Trong ngày cưới, chú rể sẽ không được nhìn trực tiếp vào cô dâu mà thay vào đó phải dùng một cái gương. Chú rể sẽ được hỏi nhìn thấy gì và phải trả lời là: Thiên thần!

Trong suốt thời gian diễn ra nghi thức này chú rể phải tháo giày trước khi bước vào bàn thờ để làm lễ cưới. Các thành viên trong gia đình cô dâu bắt buộc phải tìm cách lấy trộm đôi giày của chú rể và phải làm càng nhanh càng tốt. Trong khi đó, gia đình của chú rể phải cố bảo vệ lấy đôi giày đó và phải hết sức để giấu đôi giày đó đi cho kỹ.

Nếu gia đình cô dâu lấy trộm đôi giày của chú rể thành công thì chú rể sau đó sẽ phải trả cho gia đình cô dâu một khoản tiền theo yêu cầu để lấy lại đôi giày.

Tục dậm chổi cưới nhau
Tục dậm chổi trong đám cưới. 

Người Mỹ gốc Phi lưu giữ một lễ nghi có tên là dậm chổi. Nguồn gốc của nghi lễ này vẫn chưa thật sự rõ ràng nhưng ý nghĩa của nó được hiểu là sự khởi đầu của những cặp vợ chồng mới cưới đang làm nên ngôi nhà hạnh phúc của mình.

Nguồn gốc của nó có thể là do ngày xưa những người nô lệ da đen không được kết hôn công khai nên họ phải tự tạo ra cho mình một tục lệ cưới hỏi riêng, đó là dậm chổi. Trong tục lệ này, tất cả nô lệ nhận ra sự gắn kết giữa họ với nhau.

Lễ dậm chổi là nghi lễ trong đó cô dâu và chú rể ngay trong lễ thành hôn hoặc tại nơi đón khách tuyên bố họ đã bước vào một cuộc sống mới và tạo ra một gia đình mới. Họ sẽ dùng chổi quét đi cuộc sống độc thân trước đó, những rắc rối và mối lo lắng trước đây đồng thời đập chổi để bước vào một cuộc phiêu lưu mới với tư cách là người vợ, người chồng.

Khua nồi niêu xoong chảo
Khua nồi niêu xoong chảo để phá đám cô dâu, chú rể. 

Người Pháp có một phong tục sau lễ cưới khá thú vị có tên là Chiverie.

Trong trò truyền thống này, bạn bè và gia đình của cặp đôi mới cưới sẽ tập trung vào buổi tối và gõ nồi niêu xoong chảo, rung chuông và thổi kèn để làm giật mình và phá đám đôi trẻ.

Khi nghe thấy tiếng ầm ĩ, những cặp mới cưới phải chạy ra ngoài, vẫn mang đồ trang điểm, và cho những kẻ quấy rối nhiều đồ ăn thức uống.

Nhiều nguồn thông tin ghi nhận cũng bắt gặp tục lệ này ở vùng nông thôn và biên giới của Mỹ. Chiverie được tổ chức vào đầu thế kỷ 20 và thường diễn ra đến hết đêm.

Chặn cửa chú rể

Ở Trung Quốc, trai tráng bên nhà cô dâu trong lễ cưới sẽ chặn lối vào nhà cô dâu… Chú rể và người của mình sẽ phải tìm cách vào nhà cho được bằng cách hát những bài hát giãi bày và cố gắng bày tỏ rằng anh ta yêu cô ấy nhiều như thế nào.

Khi lối vào được mở ra thì chú rể sẽ phải gặp cha mẹ cô dâu (lúc này cô dâu sẽ bị nhốt trong một căn phòng khác cùng những cô gái của mình). Đối với cô dâu cũng phải làm như vậy. Cả hai sẽ cùng đi gặp cha mẹ của nhau và tặng hoa cho nhau… Sau đó, họ mới dắt nhau đến nơi tiếp khách, nơi bữa tiệc thật sự diễn ra.

Quất roi và lòng bàn chân chú rể

Ở Hàn Quốc, trong khi diễn ra lễ cưới, những người anh của cô dâu sẽ chộp lấy chú rể ngay ở bữa tiệc mừng và nhấc bổng lên, tháo lấy đôi giày của chú rể. Sau đó gia đình cô dâu dùng roi quất vào lòng bàn chân chú rể. Tất nhiên là mọi người đều đã say sưa và rất vui vẻ.

Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa lại có những phong tục tập quán với nét độc đáo riêng. Nhiều tập tục thú vị nên được duy trì và bảo tồn.

Tân Vũ (Theo Google & Eventective)

Bình luận
vtcnews.vn