Cây bách bệnh: Thuốc quý tăng cường sinh lý phái mạnh

Sức khỏeThứ Hai, 26/09/2016 08:48:00 +07:00

Theo y học cổ truyền, cây bách bệnh vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi thấp, lợi tiểu, thường dùng chữa tiểu tiện ra máu, nhức mỏi, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng,...

Cây bách bệnh thường mọc dưới tán của 1 số cây lớn, chiều cao 15m. Lá cây bên trên có màu xanh và màu trắng ở bên dưới, lá dạng kép có từ 13 đến 42 lá kết đôi với nhau. Tháng 6 là thời gian tạo trái của cây, khi đang non thì có màu xanh và khi chín thì quả có màu đỏ sẫm. Đây là một lọai thảo dược có vị đắng, tính mát và không gây tác dụng phụ khi sử dụng.

tongkat-ali-plant

 Cây bách bệnh thường mọc dưới tán của 1 số cây lớn, chiều cao 15m

Chất quassinoids tìm thấy trong cây bách bệnh có hiệu quả giảm sốt tốt. Bên cạnh đó, theo Viện nghiên cứu Forest (Malaysia), cây bách bệnh có chứa các enzym chống oxy. Các chất này có tác dụng tiêu hủy các gốc tự do có thể gây tổn hại cho những tế bào sống khác.

Cây bách bệnh còn là loại cây đặc biệt có tác dụng kích thích sinh dục nam nhờ có những hoạt chất bên trong cây như: quassinod, alcaloid carbolin, alkaloid canthin, triterpen,… Những chất này có lợi ích tăng sự ham muốn quan hệ, khắc phục chất lượng giai đoạn quan hệ, kèm theo rút ngắn thời gian giữa 2 lần giao hợp, rất thích hợp sử dụng cho các người yếu sinh lý hoặc là đời sống sinh lý của vợ chồng có vấn đề từ bên người chồng.

Ngoài việc cải thiện thể trạng tình dục cho đàn ông, cây bách bệnh còn hỗ trợ trị bệnh lý đau bụng khi tới tháng, huyết khí hư; điều trị những trường hợp mắc rối loạn tiêu hóa; trị tức ngực bởi khí không thông và gân xương đau.

Ba-benh

Cây bách bệnh còn là loại cây đặc biệt có tác dụng kích thích sinh dục nam 

Một số bài thuốc dùng cây bách bệnh

Tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam giới: Bách bệnh 400mg, tinh chất nhân sâm 50mg, linh chi 50mg được bào chế thành viên nang. Liều lượng và cách dùng theo chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.

Chữa chàm ở trẻ nhỏ, chữa lở ngứa, ghẻ: Lá bách bệnh đun nước tắm, rửa sạch chỗ bị chàm rồi giã nát đắp lên đến khi khỏi.

Chữa đầy bụng, ăn không tiêu: Vỏ thân bách bệnh 12g, trần bì 8g, can khương 4g, đậu khấu 6g, xích phục linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Uống 5-7 ngày.

Chữa phụ nữ kinh nguyệt không thông, đau bụng khi có kinh: Rễ bách bệnh 15g, sắc uống ngày 1 thang. Dùng 7-10 ngày.

Thuốc bổ, kích thích tiêu hóa: Rễ bách bệnh 20g, 10 quả chuối sứ khô nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu trắng, ngâm khoảng 7 ngày là dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ (khoảng 30 ml).

Video: Công dụng kì diệu của cây xấu hổ

Thúy Nga (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn