Cậu bé kéo đàn bị truy giấy phép: Anh cảnh sát có gì sai?

Văn hóa - Giải tríChủ Nhật, 30/07/2017 09:30:00 +07:00

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ cho rằng các hoạt động văn hoá ngoài trời phải được kiểm soát chặt chẽ, và với trường hợp truy giấy phép của cậu bé kéo đàn, anh cảnh sát không sai.

Tôi có đọc ý kiến vài người sang Tây kiểu "cưỡi ngựa xem hoa" phê phán người thi hành công vụ "thiếu nhân văn" khi truy giấy phép biểu diễn của cậu bé kéo đàn.

Họ nói lấy được rằng bên Tây tự do tha hồ biểu diễn. Lại có ý kiến cho rằng việc truy giấy thô bạo "giết chết ước mơ của thanh thiếu nhi". Ý kiến này, theo tôi, là la lối quá đỗi.

Tôi là người có hơn 10 năm bán dạo hàng hóa trên các đường phố quanh thủ đô Berlin (Đức) được biết rằng: Tất cả các hoạt động, bất kì ra sao, trong các khu chợ và đặc biệt các trung tâm du lịch, khi có thu tiền hay không, đều bị kiểm soát.

20503935_10155650583349758_1780114723_n

 Người bán xúc xích dạo trên đường phố Berlin. Họ phải đeo tất cả trên vai, đứng cả ngày trên đường phố. Nếu đặt xuống, họ sẽ phải đặt đúng vị trí và bị thu thuế rất cao

Ở châu Âu có những tốp nghệ thuật lưu động hoạt động chuyên nghiệp hành nghề nơi du lịch, chợ búa, có thu nhập đều phải xin giấy phép của Sở quản lí trật tự đô thị nơi người ấy đăng kí hộ khẩu - Gewerbeamt. Giấy phép ấy có tên chung là Reisegewerbe ( buôn bán dạo).

nhung-nguoi-ve-my-nu-trong-van-hoc-noi-gi-ve-phu-nu-dep-1 4

 

Hãy đến lâu đài Sansusi mà kéo nhị, chỉ cần ba bốn phút là có cảnh sát tới thăm hỏi bạn ngay.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ

Ai đến trung tâm Đông Berlin nơi tháp truyền hình hay gặp các tốp biểu diễn này. Vừa biểu diễn vừa bán băng nhạc...Họ có thể là dân Digan hay Peru hoặc như người Nam Mỹ đã định cư ở Đức.

Quản lí trật tự ở các trung tâm du lịch tại Đức rất nghiêm ngặt. Nó liên quan tới sự an toàn đi lại cho dân chúng, an ninh và nhiều mặt khác như đóng thuế. Bây giờ có khủng bố IS thì chắc quản lí càng kĩ càng hơn. Ví như ở nơi tháp truyền hình Berlin việc xúc xích nướng quy định không dược dùng xe đẩy mà phải đeo trên vai (bao gồm cả bàn nướng, ga, thức ăn...).

Ai chiếm chỗ cố định, dùng xe đẩy hay có ô bạt phải ở nơi nẻo khuất và thuế mua chỗ rất đắt. Tất cả các hoạt động nơi công cộng đều bị giám sát chặt chẽ bởi cảnh sát và cán bộ, nhân viên của sở Quản lí trật tự đường phố (Ordnungsamt) thành phố hay quận.

Các bạn đi chơi ở Đức người kéo đàn hay thổi sao, hoặc ngồi bên một con chó, thường là ở các nơi vắng, như đường hầm Ubahn, Sbahn hoặc đầu ga, chợ trời....Đó là những người không đóng thuế và không có giấy hành nghề. Đa số họ là người ngoại quốc tị nạn hoặc người vô gia cư.

Số này cảnh sát tha cho vì lòng thương đồng loại khốn cùng, chứ không phải luật pháp cho phép. Xin nhớ rằng, không gì qua mắt được cảnh sát Đức cả. Họ nắm rất chắc số người hành nghề này, để có sự ứng xử không phản cảm. Nhưng những người này hiểu rõ rằng họ không thể thể lờn mặt những người thi hành công vụ mà ngông ngênh ra nơi bị tuyệt đối cấm vì có thể "ăn" dùi cui ngay.

Bạn nào không tin tôi thử xem, hãy đến lâu đài Sansusi mà kéo nhị. Chỉ cần ba bốn phút là có cảnh sát tới thăm hỏi bạn ngay.

20170729182031-2

Cậu bé kéo đàn trên phố đi bộ bị truy giấy phép. 

Hoạt động văn hóa nơi phố đi bộ của ta mới manh nha, hoàn toàn chưa có kinh nghiệm quản lí nên xảy ra việc lùm xùm như câu chuyện truy giấy của cậu bé kéo đàn. Nhưng nếu xét kỹ mọi yếu tố, anh cảnh sát có gì sai nếu như Quận chưa có quy định rõ ràng, sự ứng phó của thành phố (quận) hiện đang lúng túng?

Vì thế, chính quyền thành phố nên sớm nghiên cứu để có một quy chế cụ thể từ bài học kinh nghiệm này. Tôi cho rằng mọi hoạt động nơi công cộng đều phải có kiểm soát chứ không thể vô chính phủ được.

Video: Màn cầu hôn bạn gái hoành tráng ở phố đi bộ

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ
Bình luận
vtcnews.vn