Cận cảnh chiếc tiêm kích F-5E oanh tạc Dinh Độc lập

Thời sựThứ Ba, 28/04/2015 02:31:00 +07:00

Sáng 8/4/1975, phi công Nguyễn Thành Trung đã lái tiêm kích F-5E ném bom xuống Dinh Độc lập khiến chính quyền VNCH hoảng sợ.

Lúc 8h30 phút sang 8/4/1975, phi công Nguyễn Thành Trung (điệp viên của ta được cài cắm vào Không quân VNCH) đã lái tiêm kích F-5E ném bom vào Dinh Độc lập khiến chính quyền Nguyễn Văn Thiệu hoảng sợ. Đây được xem là lần thứ 2 Dinh Độc lập bị ném bom, lần đầu vào ngày 27/2/1962, 2 phi công VNCH đã dùng máy bay AD-6 ném bom phá hủy phần chính cánh trái của dinh.

Lúc 8h30 phút sang 8/4/1975, phi công Nguyễn Thành Trung (điệp viên của ta được cài cắm vào Không quân VNCH) đã lái tiêm kích F-5E ném bom vào Dinh Độc lập khiến chính quyền Nguyễn Văn Thiệu hoảng sợ. Đây được xem là lần thứ 2 Dinh Độc lập bị ném bom, lần đầu vào ngày 27/2/1962, 2 phi công VNCH đã dùng máy bay AD-6 ném bom phá hủy phần chính cánh trái của dinh.

Theo các tài liệu sau này, trong 2 lần cắt 4 quả bom, có một lần trúng đích nhưng chỉ một quả nổ gây hư hại đáng kể ở phần phía sau Dinh Độc lập. Sau đó, phi công Nguyễn Thành Trung còn tiếp tục nã đạn 20mm vào kho xăng Nhà Bè, rồi điều khiển máy bay hạ cánh an toàn xuống sân bay dã chiến ở vùng giải phóng Phước Long. Ảnh: vòng tròn đỏ là vị trí 2 quả bom mà phi công Nguyễn Thành Trung thả xuống, gần đó là chiếc trực thăng UH-1 của Tổng thống Thiệu.

Theo các tài liệu sau này, trong 2 lần cắt 4 quả bom, có một lần trúng đích nhưng chỉ một quả nổ gây hư hại đáng kể ở phần phía sau Dinh Độc lập. Sau đó, phi công Nguyễn Thành Trung còn tiếp tục nã đạn 20mm vào kho xăng Nhà Bè, rồi điều khiển máy bay hạ cánh an toàn xuống sân bay dã chiến ở vùng giải phóng Phước Long. Ảnh: vòng tròn đỏ là vị trí 2 quả bom mà phi công Nguyễn Thành Trung thả xuống, gần đó là chiếc trực thăng UH-1 của Tổng thống Thiệu.

Chiếc tiêm kích F-5E do phi công Nguyễn Thành Trung điều khiển, hôm nay được trưng bày trang trọng ở trong khuôn viên Dinh Độc lập.

Chiếc tiêm kích F-5E do phi công Nguyễn Thành Trung điều khiển, hôm nay được trưng bày trang trọng ở trong khuôn viên Dinh Độc lập.

Tiêm kích F-5E được xem là loại chiến đấu cơ hiện đại nhất mà Mỹ cung cấp cho VNCH. Đây là thế hệ 2 của dòng tiêm kích hạng nhẹ F-5 do hãng Northrop sản xuất chủ yếu cung cấp cho các nước đồng minh của Mỹ.

Tiêm kích F-5E được xem là loại chiến đấu cơ hiện đại nhất mà Mỹ cung cấp cho VNCH. Đây là thế hệ 2 của dòng tiêm kích hạng nhẹ F-5 do hãng Northrop sản xuất chủ yếu cung cấp cho các nước đồng minh của Mỹ.

 So với thế hệ F-5A/B, tiêm kích F-5E lớn hơn, dài hơn, diện tích cánh được tăng lên, hệ thống điện tử hàng không tinh vi hơn khi được lắp radar điều khiển hỏa lực Emerson AN/APQ-153. Lưu ý, trên thân chiếc F-5E này vẫn được giữ nguyên phù hiệu của VNCH được thêm dấu gạch đen.

So với thế hệ F-5A/B, tiêm kích F-5E lớn hơn, dài hơn, diện tích cánh được tăng lên, hệ thống điện tử hàng không tinh vi hơn khi được lắp radar điều khiển hỏa lực Emerson AN/APQ-153. Lưu ý, trên thân chiếc F-5E này vẫn được giữ nguyên phù hiệu của VNCH được thêm dấu gạch đen.

 Cận cảnh cửa hút không khí cho động cơ J85-GE-21B – F-5E được trang bị 2 động cơ với 2 cửa hút không khí đặt dọc bên hông. Trong ảnh có thể thấy rõ động cơ nằm sâu trong cửa hút.

Cận cảnh cửa hút không khí cho động cơ J85-GE-21B – F-5E được trang bị 2 động cơ với 2 cửa hút không khí đặt dọc bên hông. Trong ảnh có thể thấy rõ động cơ nằm sâu trong cửa hút.

Hai động cơ này cho phép F-5E đạt tốc độ tối đa 1.700km/h, tầm bay 3.720km, trần bay 15.800m, vận tốc leo cao 175m/s.

Hai động cơ này cho phép F-5E đạt tốc độ tối đa 1.700km/h, tầm bay 3.720km, trần bay 15.800m, vận tốc leo cao 175m/s.

Tiêm kích F-5E được trang bị 2 khẩu pháo 20mm ở mũi và mang 3,2 tán vũ khí (bom, tên lửa không đối không) trên 7 giá treo.

Tiêm kích F-5E được trang bị 2 khẩu pháo 20mm ở mũi và mang 3,2 tán vũ khí (bom, tên lửa không đối không) trên 7 giá treo.

 Cận cảnh nắp kính buồng lái tiêm kích F-5E – nơi phi công Nguyễn Thành Trung ngồi cách đây 40 năm trước. Khi đó, ông đã lái chiếc F-5E hạ cánh ở đường băng dài 1.000m, trong khi yêu cầu của nhà sản xuất phải là 3.000m.

Cận cảnh nắp kính buồng lái tiêm kích F-5E – nơi phi công Nguyễn Thành Trung ngồi cách đây 40 năm trước. Khi đó, ông đã lái chiếc F-5E hạ cánh ở đường băng dài 1.000m, trong khi yêu cầu của nhà sản xuất phải là 3.000m.

Bình luận
vtcnews.vn