Căn bệnh kinh khủng khiến cô gái chết trong 1 tuần: Vì sao con người luôn thua vi khuẩn?

Sức khỏeThứ Sáu, 09/12/2016 06:34:00 +07:00

Tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam cũng lên mức báo động đỏ khiến số người bệnh vào viện và kháng thuốc không còn cơ hội sống cũng tăng lên hàng ngày; trong cuộc chạy đua giữa con người và vi khuẩn thì vi khuẩn bao giờ cũng thắng.

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, vấn đề về thực trạng kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu và đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển với gánh nặng của các bệnh nhiễm khuẩn và những chi phí bắt buộc cho việc thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới, đắt tiền.

Các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn bệnh viện là các nguyên nhân hàng đầu có tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.

Tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam cũng lên mức báo động đỏ khiến số người bệnh vào viện và kháng thuốc không còn cơ hội sống cũng tăng lên hàng ngày, trong khi đó cuộc chạy đua giữa con người và vi khuẩn thì vi khuẩn bao giờ cũng thắng.

khang-khang-sinh1_162025353

Tình trạng kháng kháng sinh đang là mối nguy hiểm với con người. 

Câu chuyện về nạn nhân Nguyễn Hải H. (21 tuổi, trú tại Trương Định, Hà Nội) ra đi để lại niềm thương nhớ cho cả gia đình. H. bị sụt sịt, ho và có dấu hiệu sốt. Đến ngày thứ 3 sốt truyền dịch không khỏi, H. đi vào Bệnh viện Thanh Nhàn khám.

Trong lúc chờ vào khám thì đột nhiên em ngất và các bác sĩ đưa vào cấp cứu, sau đó chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai. Sau 1 tuần điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai, H. đã trút hơi thở cuối cùng.

Bác sĩ chẩn đoán H. bị nhiễm trùng máu, suy đa phủ tạng vì loại siêu vi khuẩn. Suốt một tuần điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai, chi phí điều trị cho H. lên tới 300 triệu đồng bởi vì các chi phí lọc máu hiện đại tốn kém, nhưng cuối cùng H. vẫn không qua khỏi vì vi khuẩn H. mắc phải đã kháng thuốc.

Việc kiểm soát các loại bệnh này đã và đang chịu sự tác động bất lợi của sự phát triển và lan truyền tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn.

Có thể nói rằng, vi khuẩn càng phơi nhiễm nhiều với kháng sinh thì “sức ép về thuốc” càng lớn các chủng kháng thuốc càng có nhiều cơ hội để phát triển và lây lan. Kháng kháng sinh là vấn đề căn bản thuộc về y tế, trong đó sức ép về thuốc là yếu tố nội tại quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển và gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.

Tuy nhiên, vấn đề này còn chịu sự chi phối của nhiều lĩnh vực khác, bao gồm các yếu tố về sinh thái học, dịch tễ học, văn hoá-xã hộikinh tế.

Người bệnh, các nhà lâm sàng, bác sỹ thú y, các phòng khám tư, bệnh viện và doanh nghiệp dược từ qui mô nhỏ đến lớn đều có rất ít động thái (về mặt kinh tế hoặc các khía cạnh khác) nhằm đánh giá những ảnh hưởng bất lợi của việc sử dụng kháng sinh đối với các đối tượng liên quan hoặc hậu quả của những ảnh hưởng đó đối với thế hệ tương lai.

Những hoạt động như tăng cường giám sát, các chiến dịch thông tin đại chúng về mối hiểm họa của tình trạng kháng kháng sinh là một phần cần thiết trong kế hoạch đối phó toàn diện có thể đem lại tác động rất hạn chế.

Để đem lại hiệu quả cao, các giải pháp chính sách cần có sự thay đổi về mặt cấu trúc các biện pháp để khuyến khích đối với bệnh nhân, các nhà lâm sàng và các đối tượng khác trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, đồng thời các chính sách này phải được vận hành trong mối quan tâm cao nhất của xã hội.

Đánh giá các giải pháp chính sách phải bao gồm những hiểu biết của cộng đồng về bệnh nhiễm khuẩn. Trước hết cần nghiên cứu, vạch ra các giải pháp chính sách cụ thể và trọng tâm có thể đem lại các tác động có ý nghĩa đối với tình trạng kháng kháng sinh. Tiếp theo đó, cần phải biến giải pháp chính sách thành hành động.

Kháng kháng sinh không nằm trong danh sách các vấn đề được ưu tiên của mỗi quốc gia cũng như không có được các đề xuất chiến lược nhằm thu hút các mối quan tâm từ chính phủ. Để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, kiểm soát kháng kháng sinh nên tập trung vào một số các biện pháp can thiệp trọng điểm về mặt y tế có khả năng thực sự đem lại hiệu quả kinh tế.

Có thể nói rằng, càng lạm dụng kháng sinh, các chủng vi khuẩn kháng thuốc càng có cơ hội phát triển và lây lan.

Kháng sinh bị lạm dụng cả trong cộng đồng do người dùng tự chẩn đoán và điều trị hoặc theo lời khuyên của người cung cấp dịch vụ y tế và trong bệnh viện, nơi mà kháng sinh có thể thay thế để kiểm soát nhiễm khuẩn tốt hơn.

Các kháng sinh phổ rộng được sử dụng thay thế cho các kháng sinh phổ hẹp, và cũng là nơi bệnh nhân thường được cung cấp các loại biệt dược mới, đắt tiền hơn thay vì các thuốc thế hệ cũ.

                           Báo động kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam

Ngọc An
Bình luận
vtcnews.vn