Cách xử trí khi nhiệt kế vỡ, tránh nhiễm độc thủy ngân

An toàn thực phẩmChủ Nhật, 01/05/2016 09:00:00 +07:00

Thủy ngân ở dạng nguyên tố lỏng thì ít độc nhưng các hợp chất, hơi và muối của nó lại rất độc. Nên người dùng cần biết cách xử trí chúng để tránh bị nhiễm độc.

Thủy ngân ở dạng nguyên tố lỏng thì ít độc nhưng các hợp chất, hơi và muối của nó lại rất độc. Nên người dùng cần biết cách xử trí chúng để tránh bị nhiễm độc.

Bác sĩ Tống Thành Sika, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn cho biết thủy ngân là  nguyên tố hóa học có ký hiệu Hg trong bảng tuần hoàn, tồn tại ở nhiều dạng: nguyên tố, vô cơ và hữu cơ. Đây là kim loại không tan trong nước, có thể bốc hơi tương đối dễ khi ở nhiệt độ phòng. Thủy ngân được sử dụng trong các thiết kế, áp kế, máy đo huyết áp thủy ngân và các thiết bị khoa học khác.

Thủy ngân ở dạng nguyên tố lỏng thì ít độc nhưng các hợp chất, hơi và muối của nó lại rất độc. Có thể gây tổn thương não và gan nếu con người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải. Nó còn tấn công hệ thần kinh trung ương và nội tiết, ảnh hưởng tới miệng, các cơ quai hàm, răng, thậm chí gây khuyết tật thai nhi.
Khi nhiệt kế vỡ, cần hết sức thận trọng thu gom thủy ngân để tránh nhiễm độc. Ảnh: Health.
Khi nhiệt kế vỡ, cần hết sức thận trọng thu gom thủy ngân để tránh nhiễm độc. Ảnh: Health. 

Đây là chất độc tích lũy sinh học, rất dễ hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ của nó ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ nhưng vẫn gây ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật. Một trong những hợp chất độc nhất chính là Demetyl thủy ngân, nguy hiểm đến mức chỉ vài microlit rơi vào da cũng có thể gây tử vong.

Ngộ độc thủy ngân đối với con người thông thường là kết quả của việc tiêu thụ một số loại lương thực, thực phẩm nhiễm chất này trong thời gian dài. Thủy ngân tích lũy tăng dần theo chuỗi thức ăn, chẳng hạn như cơ thể các loại cá lớn như cá ngừ hay cá kiếm thường chứa nhiều thủy ngân hơn các loài cá nhỏ.

Triệu chứng khi ngộ độc thủy ngân cấp tùy thuộc vào dạng ngộ độc, thời gian tiếp xúc, nồng độ... Chẳng hạn nếu hít phải thủy ngân có thể dẫn đến bệnh phổi cấp tính nặng khiến nạn nhân ho, khó thở, đau tức ngực, sốt, ớn lạnh… Ngoài ra còn gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói, viêm ruột. Những triệu chứng này thường dịu đi trong vòng một tuần. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể diễn tiến nặng hơn dẫn đến phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong. Ngộ độc mạn do hít thủy ngân gây ra viêm lợi, run giật tay, rối loạn tâm thần kinh, vị kim loại, khó thở, ói mửa.

Do vậy để tránh bị nhiễm độc, bác sĩ Sika khuyên mọi người nên hết sức thận trọng, không để các dụng cụ chứa thủy ngân như nhiệt kế bị rơi vỡ. Trong trường hợp không may bị vỡ, cần chú ý xử trí theo các bước sau:

- Kiểm tra xem thủy ngân có dính vào người và quần áo không. Nếu có cần loại bỏ ngay, tốt nhất là thay toàn bộ quần áo, rửa da bằng xà phòng và nước, rửa mắt bằng nước muối sinh lý.

- Thu dọn hạt thủy ngân vương vãi bằng cách dùng que bông ướt hoặc giấy mỏng đặt sát xuống nền gạt thủy ngân vào. Dù dùng cách nào đi nữa cũng phải cho thủy ngân vào hộp đậy nắp kín. Tuyệt đối không đổ thủy ngân đã gom được xuống các cống rãnh để tránh làm ô nhiễm nguồn nước.

- Để làm sạch quần áo dính thủy ngân, cần ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút. Ngâm thêm 30 phút nữa trong nước xà phòng ở nhiệt độ 70-80 độ C. Sau đó ngâm 20 phút ở nhiệt độ cao trong nước pha chất tẩy. Cuối cùng xả sạch bằng nước lạnh.

- Khi có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân như nhức đầu, buồn nôn, đau họng, sốt… hãy nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được y bác sĩ can thiệp giải độc kịp thời.
Thủy ngân bay lơ lửng trong không khí Hà Nội: Chưa đủ cơ sở khoa học  

Nguồn: VNE
Bình luận
vtcnews.vn