Tan cơ, suy thận vì ăn... tôm hùm

Kinh tếThứ Hai, 23/08/2010 01:00:00 +07:00

(VTC News) - Một trường hợp khác cũng mới nhập viện là một phụ nữ 27 tuổi, chỉ có điều chị không ăn tôm hùm non ngoài quán mà mua tôm hùm sống về nhà chế biến.

(VTC News) - Tân Hoa Xã ngày 23/8 đưa tin, mấy ngày qua thành phố Nam Kinh tỉnh Giang Tô đã xuất hiện hơn 10 trường hợp bị tan cơ do ăn tôm hùm non phải nhập viện với những triệu chứng ban đầu như nhức mỏi lưng, thắt lưng, tái mặt, đứng không vững, những trường hợp nặng hơn có thể bị suy thận cấp tính.

Trước đây bệnh viện Giang Tô cũng tiếp nhận và điều trị nhiều ca bị ngộ độc tôm hùm, tuy nhiên những bệnh nhân này thường có biểu hiện về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa. Những người phải nhập viện do ăn tôm hùm non lại hoàn toàn không có những triệu chứng này.

Tôm hùm non được chế biến thành nhiều món hấp dẫn. 

Trước đây bệnh viện Giang Tô cũng tiếp nhận và điều trị nhiều ca bị ngộ độc tôm hùm, tuy nhiên những bệnh nhân này thường có biểu hiện về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa. Những người phải nhập viện do ăn tôm hùm non lại hoàn toàn không có những triệu chứng này.

Chiều qua 22/8 phóng viên có mặt tại bệnh viện Giang Tô tìm hiểu một số thông tin xung quanh những trường hợp này. Trịnh Cung, một cô gái 21 tuổi cho biết sáng 20/8 ba cô đi nhậu với các bạn, khi về có gói theo ít tôm hùm non chiên cho hai mẹ con.

Chỉ một lúc sau cả hai mẹ con cô đều bắt đầu thấy toàn thân đau nhức, hô hấp khó khăn và hai người lập tức được đưa đi viện. Ba Trịnh Cung không việc gì nhưng người bạn của ông cũng phải nhập viện không lâu sau đó.

Qua chẩn đoán ban đầu cả hai mẹ con cô đều có những triệu chứng khá nghiêm trọng nên được chuyển sang chuyên khoa thận. Kết quả xét nghiệm cho thấy lượng globulin cơ (tế bào myoglobin) lên mức 4000μg/L và 6000μg/L trong khi chỉ số này ở người bình thường không quá 50μg/L. Các bác sỹ kết luận hai mẹ con cô đang bị tan cơ.

Một loại bột chuyên dùng để rửa tôm hùm. (Ảnh Tân Hoa Xã). 

Một trường hợp khác cũng mới nhập viện là một phụ nữ 27 tuổi, chỉ có điều chị không ăn tôm hùm non ngoài quán mà mua tôm hùm sống về nhà chế biến.

Sau khi ăn chỉ khoảng 1 giờ đồng hồ là thấy toàn thân đau nhức, đặc biệt là vùng lưng, hô hấp khó khăn nhưng không có các triệu chứng của người ngộ độc thức ăn như tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng.

Kiểm tra chỉ số globulin cơ bệnh nhân này lên mức 1000μg/L nhưng đã bắt đầu xuất hiện triệu chứng suy thận.

Bác sỹ Lưu, Chủ nhiệm khoa Thận bệnh viện Giang Tô cho biết, bệnh tan cơ xảy ra chủ yếu do cơ bị chèn ép, ngoại thương hoặc do vận động mạnh dẫn đến tổn thương cơ. Ngoài ra một số loại virus, dược phẩm như thuốc giảm mỡ, Terbutalin, Salbutamol, Amphetamine, ma túy cũng có thể gây ra chứng tan cơ.


Do màng tế bào cơ bị phá vỡ, chất nội bào và các thành phần bên trong tế bào sẽ trào ra đường huyết, trong đó bao gồm một lượng lớn globulin cơ.

Muốn đào thải globulin cơ ra khỏi cơ thể bắt buộc phải lọc qua thận, tuy nhiên kích cỡ tế bào này “quá khổ” nên bị tắc lại trong ống thận ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của thận, nếu để lâu sẽ dẫn tới suy thận.

Hiện đã có hơn 10 trường hợp ở tỉnh Giang Tô và các vùng lân cận phải nhập viện với những triệu chứng giống nhau và đều do ăn tôm hùm non.

Các lực lượng chức năng và ngành y tế địa phương vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể là do chất bảo quản, bột tẩy rửa tôm hùm hay xuất hiện trong quá trình bảo quản, vận chuyển, chế biến.







HV
(Theo Tân Hoa Xã) 

 

 

 

Bình luận
vtcnews.vn