Công ty sữa "dính đòn" oan từ nạn nhân sữa melamin

Tổng hợpThứ Hai, 10/05/2010 06:35:00 +07:00

(VTC News) - Không bị cáo buộc trong vụ bê bối melamin, nhưng việc vô tình trở thành cổ đông thiểu số của tập đoàn sữa Tam Lộc,đã khiến Fonterra “dính đòn" oan.

(VTC News) - Tuy không bị cáo buộc vi phạm trong vụ bê bối melamin, nhưng việc vô tình trở thành cổ đông thiểu số của tập đoàn sữa Tam Lộc, doanh nghiệp gây ra vụ bê bối và hiện đã bị đình chỉ hoạt động hoàn toàn, đã khiến Fonterra “dính đòn”.


Thất vọng vì nhận được số tiền bồi thường không thoả đáng ở Trung Quốc, 4 phụ huynh có con bị nhiễm độc sau khi uống sữa chứa melamin ở đại lục đã đến Hồng Kông, để nộp đơn kiện lên toà án tại đặc khu hành chính này.

Cơ quan chức năng tiêu huỷ sữa nhiễm melamin.

Bốn gia đình khởi kiện công ty Fonterra (Newzealnad) nằm trong số 300.000 trường hợp có con bị bệnh, sau khi uống sữa nhiễm hóa chất công nghiệp melamine. Chất melamin được dùng thêm với mục đích làm tăng hàm lượng protein để đánh lừa cơ quan thanh tra thực phẩm.

Fonterra không bị cáo buộc là vi phạm pháp luật sau vụ bê bối này, nhưng thông qua một chi nhánh Hồng Kông, công ty này đã trở thành một cổ đông thiểu số trong tập đoàn sữa Tam Lộc- một doanh nghiệp gây ra vụ bê bối và hiện đã bị đình chỉ hoạt động hoàn toàn.

Luật sư Peng Jian, đại diện cho khoảng 200 phụ huynh có con là nạn nhân của sữa Tam Lộc cho biết, quỹ 132 triệu USD mới được công ty Fonterra đưa ra để bồi thường cho các nạn nhân. Nhưng đáng tiếc, để nhận được tiền thì vướng thủ tục rườm rà và không công bằng với các gia đình. Vì vậy, 4 gia đình này đã tìm đến Hồng Kông để đệ đơn kiện.

Được biết, Luật sư Peng và bà Chen Lu (quê ở Trịnh Châu - Hà

Nam
) đã tham dự phiên toà đầu tiên tại Hồng Kông do toà án tổ chức. Bà Chen cho biết: Cô con gái 3 tuổi của mình bị sỏi thận, sau khi uống sữa bột của tập đoàn Tam Lộc từ khi sinh ra và hiện không đủ sức khoẻ để có thể đi học mẫu giáo.

AP dẫn lời bà Chen nói rằng: "Tôi đã phải trả tất cả chi phí y tế. Nhưng vì con, tôi đã nghỉ việc ở nhà chăm sóc cháu, nên công ty Fonterra phải bồi thường thoả đáng cho các chi phí đó".

Theo AP, bà Chen đã được bồi thường 2.000 nhân dân tệ (tương đương khoảng hơn 5,4 triệu đồng) tại đại lục và đang đòi được bồi thường thêm 14.800 đôla Hồng Kông (tương đương khoảng hơn 36 triệu đồng). Còn 3 gia đình cùng nộp đơn kiện khác đòi được bồi thường: 12.400 đôla Hồng Kông đến 33.500 đôla Hồng Kông (tương đương khoảng từ 30 triệu đồng đến hơn 81 triệu đồng).

Giám đốc tư vấn của công ty David Matthew có mặt tại phiên toà nói với phóng viên báo chí rằng: Vụ bê bối melamine  là "sự kiện rất bi thảm", nhưng phụ huynh phải nộp đơn lên toà án tại đại lục không phải là Hồng Kông.

Thành Công(theo AP)

Bình luận
vtcnews.vn