Sợ sữa "bẩn", NTD Trung Quốc đổ sang Hồng Kông tìm mua

Tổng hợpChủ Nhật, 04/04/2010 06:45:00 +07:00

(VTC News) - 2 năm sau vụ bê bối sữa nhiễm melamin gây sạn thận cho trẻ em, NTD Trung Quốc đại lục vẫn chưa thể lấy lại được niềm tin với các nhà sản xuất.

(VTC News) - 2 năm sau bê bối sữa dính melamin gây bệnh về thận cho trẻ em, nhiều bà mẹ sống ở đại lục vẫn chưa lấy lại được niềm tin với những loại sữa bán tại đại lục. Họ đang tìm đến với Hồng Kông để mua sữa của Mead Johnson, Wyethe... làm cho các nhà sản xuất phải vật lộn để có thể đáp ứng đủ nhu cầu tăng cao.

 

Người tiêu dùng làm “nóng”... thị trường Hồng Kông

 

Bà mẹ Venus Tsang cho đứa con 2 tuổi của mình ăn sản phẩm sữa của một thương hiệu nổi tiếng song cô sẵn sàng dừng loại sữa này lại vì không nhận được kết quả như mong muốn. Tương tự, một bà mẹ khác chia sẻ trên một diễn đàn trực tuyến có tên Pleads dành cho các  phụ huynh rằng, muốn được cho lời khuyên về những việc cần làm, khi cô không thể có được sản phẩm  như mong muốn.

 

Các nhà sản xuất  sữa cung cấp tại thị trường Hồng Kông cho biết, họ đang làm tốt nhất công việc của mình, nhưng phải vật lộn để theo kịp với nhu cầu tăng cao.

 

Bởi lẽ, những bà mẹ ở Hồng Kông phải “cạnh tranh” với  phụ nữ đại lục có con nhỏ đang tìm đến đặc khu  này để mua sữa vì họ  không tin tưởng các thương hiệu tại đại lục, nỗi sợ hãi càng gia tăng khi những vụ bê bối về dầu ăn, rau quả mới bị phát giác gần đây.

 

Đây là những dấu hiệu cho thấy, các cơn chấn động từ vụ bê bối sữa bột nhiễm bẩn vẫn tiếp diễn. Hai năm sau khi các bậc cha me cảm thấy kinh hoàng, khi đại lục tìm thấy  melamine - một hóa chất công nghiệp được sử dụng trong nhựa và keo được thêm vào  sữa, đó là việc làm không có lương tâm giết chết con cái họ  hoặc gây những bệnh về thận.

 

Tại các diễn đàn dành cho cha mẹ ở Hồng Kong thì sữa Mead Johnson và sữa Wyeth là chủ đề phổ biến nhất.

 

 (Ảnh minh hoạ)

Một người mẹ hỏi tại trang web babykingdom.com rằng: "Sản phẩm A+1 của Mead Johnson luôn luôn bán chạy, tôi có nên thử ?" Một thành viên khác trả lời, "Đừng bỏ cuộc dễ dàng, nếu nó phù hợp với chế độ ăn của con bạn. Cố gắng  dự trữ sữa tại nhà tránh khi nguồn cung bị cạn”.

 

Cô Tsang cho biết, sản phẩm ưa thích của con gái cô là sữa bột Mead Johnson, đây là mặt hàng luôn luôn được nhiều người  lựa chọn. Cô chia sẻ: "Nếu vấn đề melamin vẫn còn, tôi  sẽ cho con ăn sữa đậu nành hay thay toàn bộ bằng sữa dành cho người lớn”.

 

Việc cung cấp sữa bột trẻ em tại Hồng Kông đã được kiểm soát chặt chẽ từ đầu tháng 2/2010, khi các sản phẩm sữa nhiễm  melamine được cho là đã  thu hồi và tiêu hủy trong năm 2008, lại bị cơ quan chức năng tìm thấy  khi chúng được đóng gói để bán  ở một số thành phố thuộc đại lục

 

Điều này được phát hiện, trong một chiến dịch 10 ngày, khi cục an toàn thực phẩm quốc gia gửi 8 đội điều tra đi kiểm tra 100 tấn  bột sữa nhiễm melamin trôi nổi trên thị trường 

 

Mặc dù, các cơ quan giám sát tại đại lục đã cam kết  quyết tâm ngăn chặn các sản phẩm sữa nhiễm độc, nhưng các bậc phụ huynh ở đây không thể mạo hiểm với  cuộc sống  của đứa con duy nhất.

 

Trong và ngay sau khi kỳ nghỉ Tết, sản phẩm Enfagrow của Mead Johnson dành cho trẻ em  từ 1-3 tuổi, đã được nhiều người ở đại lục qua Hồng Kông tìm mua

 

Một nhân viên thu ngân tại cửa hàng ParknShop cho biết: "Một số bà mẹ nói với tôi rằng, họ vội vã đi mua sữa vì có quá đông người cùng phải đợi hàng”.

 

Nhà sản xuất chưa thể hạ nhiệt

 

Đối thủ cạnh tranh với Mead Johnson tại Hongkong là hãng Wyeth (Ireland) chiếm 30,3% thị phần tại Hồng Kông và 7,3% ở đại lục. Còn Abbott, một nhãn hiệu được nhiều nhiều người biết đến đồng thời là nhà cung cấp sữa lớn thứ ba ở Hồng Kông và lớn thứ tư tại đại lục, đều đang phải đối mặt với một sự đột biến trong nhu cầu tại Hồng Kông, những tên tuổi lớn của làng sữa quốc tế không thể dễ dàng ngay tức thì tăng nguồn cung cấp của họ cho thị trường.

 

Ông Clarence Chung, Tổng Giám đốc phụ trách dinh dưỡng và sản phẩm của Wyeth tại Hồng Kông cho biết, hãng đã được dự báo về gia tăng nhu cầu từ các khách hàng đại lục và đại lý.

"Tôi có thể đảm bảo, cung cấp đủ nếu  chính quyền Hồng Kông hoặc Trung Quốc đại lục có thể cho tôi biết một con số chính xác ", ông Chung cho biết.

 

Ông Chung nói thêm:  "Trước năm 2004, chúng tôi có thể ước tính nhu cầu của Hồng Kông dựa theo tỷ lệ sinh của thành phố. Nhưng bây giờ, còn có cả những người từ đại lục thậm chí cả khu tự trị Nội Mông xa xôi cũng đến mua sắm tại Hồng Kông thì làm sao có thể tính toán được”.

 

Nhà sản xuất Wyeth vẫn không thể đáp ứng được sự gia tăng mạnh mẽ trong nhu cầu này. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn lời ông Chung cho biết, về nguyên nhân là do, quá trình sản xuất còn liên quan đến toàn bộ hơn 600  kiểm tra, để chắc chắn rằng tất cả sữa bột của chúng tôi đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quốc tế.

 

Đối phó với vấn đề cung cấp tại Hồng Kông, Mead Johnson cho biết: "Chúng tôi liên tục xem xét với các nhà bán lẻ  bán hàng như thế nào, để giúp đảm bảo rằng thương hiệu của chúng tôi đáp ứng đủ nhu cầu. Hãng đã tăng tần suất giao hàng đến đại lý, để duy trì việc bổ sung sản phẩm theo kịp yêu cầu”.

 

 (Ảnh minh hoạ)

Ông Steven Collens, Giám đốc và  phụ trách vấn đề khách hàng của Abbott, cho biết: "Chúng tôi liên tục theo dõi các sản phẩm còn trong kho... và gần đây đã gia tăng cung cấp sản phẩm từ các địa điểm sản xuất ở cả châu Âu và châu Á nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở Hồng Kông". Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu có một vụ bê bối sữa lớn trên đất liền?

 

Còn ông Michelle Huang, một nhà phân tích, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của tạp chí  Euromonitor nói: "Điều đó sẽ thu hút các bậc cha mẹ ở Trung Quốc mua sữa bột nước ngoài, nhưng nó không kéo dài, vì người tiêu dùng Trung Quốc có thể thay đổi suy nghĩ để tìm mua trở lại những loại sữa rẻ hơn của các thương hiệu tại địa phương”.

 

 

Chất melamin được thêm vào sữa là việc làm vô nhân đạo, vì mục tiêu lợi nhuận đã giết chết 6 trẻ sơ sinh và làm khoảng 300.000  trẻ khác bị bệnh trong năm 2008. Vụ bê bối có liên quan đến tập đoàn Tam Lộc và 22 công ty khác.
 

Là một hóa chất độc hại, melamine được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất keo và nhựa.  Sử dụng nó vào  sữa bột làm cho sữa có hàm lượng  protein nhiều hơn, giúp vượt qua kiểm tran của các cơ quan chức năng.

 

Nhưng hậu quả  thật khôn lường, sữa nhiễm melamin gây ra sỏi thận và thậm chí là tử vong. Sữa nhiễm độc đã được bày bán trôi nổi ở Thượng Hải, Thiểm Tây và các khu vực khác trong những tháng gần đây.

 





Thành Công
(theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)

Bình luận
vtcnews.vn