Bóng đá Việt Nam: Đi nước ngoài nhiều thì tốt chứ sao

Thể thaoThứ Năm, 07/01/2016 10:47:00 +07:00

Có lần đoàn đi về, hỏi ai cũng thấy khen, cũng nói rất hay nhưng đi bao nhiêu lượt, hỏi đã có CLB nào áp dụng được điều gì hay ho thì lắc đầu, hoặc im lặng cười

Năm nào bóng đá nhà mình cũng tổ chức cả đoàn mấy chục người đi học hỏi kinh nghiệm. Có lần đoàn đi về, hỏi ai cũng thấy khen, cũng nói rất hay nhưng đi bao nhiêu lượt, hỏi đã có CLB nào áp dụng được điều gì hay ho thì lắc đầu, hoặc im lặng cười...

Một con số thống kê khiến nhiều người phải suy nghĩ: Ấy là ở Bộ Tài nguyên và môi trường, trong năm 2015 có tới 170 đoàn đi công tác nước ngoài. Như vậy, bình quân cứ hơn 2 ngày thì bộ này lại có một chuyến đi Tây.
Lãnh đạo VPF sang Nhật học hỏi
 Lãnh đạo VPF sang Nhật học hỏi
Đó chỉ là một ví dụ, bởi cách đây không lâu, người ta thống kê rằng trong năm 2015 có tới 3.200 đoàn đi công tác nước ngoài, tất nhiên là bằng tiền ngân sách. Đi nước ngoài như… đi chợ và điều đáng nói là hầu hết những chuyến đi ấy là “cưỡi ngựa, xem hoa”. Thậm chí, theo cách gọi bây giờ là “đi cho hết hoàng hôn nhiệm kỳ”.

Chuyện đi nước ngoài nhiều thế này lại khiến không ít người chợt nhớ tới một số quan chức của VFF. Có những ông quan nắm giữ tới hơn chục cái ghế, với đủ các chức danh lẫn vị trí từ trong nước đến quốc tế.

Quá nhiều ghế như vậy thành ra thời gian ở trên máy bay có khi nhiều hơn ngồi văn phòng của mình. Người ta tính toán rằng có tháng, ông này đi công tác nước ngoài đến 25 ngày, công tác nhiều và quan trọng tới tới mức bỏ luôn một số cuộc họp rất quan trọng của VFF, liên quan đến chuyên môn và những vấn đề trọng yếu của bóng đá nước nhà.

VPF sang Hàn Quốc cuối năm 2015
Lãnh đạo VPF sang Hàn Quốc cuối năm 2015
Tất nhiên, đi nước ngoài thì tốt nhưng tới mức như “nghiện ra nước ngoài” thì còn phải xem xét lại.

Năm nào bóng đá nhà mình cũng tổ chức cả đoàn mấy chục người đi học hỏi kinh nghiệm. Có lần đoàn đi về, hỏi ai cũng thấy khen Nhật Bản tổ chức bóng đá hay lắm, chuyên nghiệp lắm, đào tạo trẻ, gây dựng mối quan hệ từ CLB đến cộng đồng dân cư nhằm tạo trận đấu là một ngày hội để thu tiền… Nói rất hay mà đi bao nhiêu lượt, hỏi đã có CLB nào áp dụng được điều gì hay ho thì lắc đầu, hoặc im lặng cười.

Người ta nói “đi một đàng, học sàng khôn”. Đằng này, có khi học “một sàng… mù tịt”. Không những thế, chéo ngoe là ở chỗ mất bao nhiêu tiền đi tham quan học hỏi ở Nhật Bản và rồi cuối cùng, BĐVN có vẻ quyết định sẽ học cách phát triển theo… Hàn Quốc.
Hàn Quốc
Bóng đá Việt Nam học được gì từ những chuyến công tác nước ngoài?
Trong khi đó, có khi chẳng cần học đâu xa, sang Thái xem họ làm gì. VTV vừa rồi có một chương trình hay về cách làm bóng đá chuyên nghiệp của Thái Lan mà điều đọng lại có lẽ là định nghĩa về CLB chuyên nghiệp rất chính xác và ngắn gọn của người điều hành CLB Muongthong United: “Một CLB chuyên nghiệp là CLB được điều hành như một doanh nghiệp, một công ty. Nó phải sinh lời và đại diện cho một cộng đồng dân cư nào đó”.

Đơn giản chỉ có vậy mà Bóng đá Việt Nam đi học bao nhiêu năm chưa thuộc.

Còn những đối tượng đáng đi học là những cầu thủ U.23 VN thì chẳng mấy khi ra nước ngoài. Thế nên đụng cái gì cũng kêu, mang cả mì tôm nước mắm sang nhà người ta. Thế là không chuyên nghiệp!

U23 Việt Nam sắp đá VCK U.23 Châu Á mà không biết là đi học hay đi thi?!
Nguồn: Thể thao 24h
Bình luận
vtcnews.vn