Bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô thay đổi cán cân quân sự thế giới

Thế giớiChủ Nhật, 30/08/2015 12:01:00 +07:00

Liên Xô thử thành công quả bom hạt nhân đầu tiên được xem là sự kiện làm thay đổi cán cân quân sự thế giới sau Thế chiến II

(VTC News) - Việc Liên Xô thử thành công quả bom hạt nhân đầu tiên được xem là sự kiện làm thay đổi cán cân quân sự thế giới sau Thế chiến II và khiến Mỹ mất đi thế độc quyền trong chống khủng bố hạt nhân.

7 giờ sáng 29/8/1949, Liên Xô cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên có tên RDS-1 ở bãi tập Semipalatinsk, Kazakhstan và trở thành quốc gia thứ 2 trên thế giới có năng lực hạt nhân. 
Kể từ đầu những năm 1940, Mỹ đã rót tiền vào dự án nghiên cứu hạt nhân. Sự ‘độc quyền’ về hạt nhân có thể giúp Mỹ dễ dàng giành lợi thế cạnh tranh và mở đường cho tham vọng bá chủ thế giới của nước này.
Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô
Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô 
Nhận thấy việc Mỹ đang có kế hoạch chế tạo bom nguyên tử - được xem ‘chìa khóa’ thay đổi cuộc chơi trong thế kỷ 20, tháng 9/1942, Liên Xô cũng triển khai dự án hạt nhân của riêng mình.
Sau khi Mỹ thử hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khiến cả thế giới chấn động, các nhà lãnh đạo Liên Xô lúc bấy giờ mới nhận ra rằng ‘do dự là sẽ mất’.
Cùng lúc đó, những  tài liệu do tình báo thu thập được đã giúp các nhà nghiên cứu Nga hoàn thành dự án hạt nhân đến năm 1949.
Video: Vận chuyển siêu bom hạt nhân Tsar Bomba

Dù trang thiết bị còn khá đơn giản, nhưng, các nhà nghiên cứu của Liên Xô đã tạo được bước đột phá quan trọng vào những năm 1940.
Mặt khác, những dữ liệu vô giá về bom plutonium của Mỹ  do các điệp viên thu thập được đã giúp các nhà vật lý học của Liên Xô tránh được những sai sót trong quá trình chế tạo quả bom RDS-1.
Vậy do đâu Liên Xô phải gấp rút chế tạo bom nguyên tử? Sau chiến tranh thế giới II, Mỹ và Anh từng có kế hoạch thực hiện ‘cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên’ nhằm vào Liên Xô. Tuy nhiên kế hoặc này đã bị thất bại. 
Theo các chuyên gia, Lầu Năm góc từng có ít nhất 9 lần lập kế hoạch về cuộc chiến tranh hạt nhân.
‘Sau khi NATO được thành lập, Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân và thiết bị quân sự tới châu Âu, nước này đã bị ‘sốc’ khi nghe tin Liên Xô thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên’, học giả người Mỹ J.W. Smith nói.
Hình ảnh một lần thử bom hạt nhân của Mỹ ngày 17/1/1962
Hình ảnh một lần thử bom hạt nhân của Mỹ ngày 17/1/1962 
Các nhà chiến lược quân sự của Mỹ vẫn tin rằng họ sẽ giữ độc quyền hạt hạt nhân trong thời gian dài nữa. Và kế hoạch Dropshot nhằm thực hiện cuộc tấn công hạt nhân lớn vào Liên Xô ra đời.
Mỹ và đồng minh đã nhanh chóng tăng lực lượng tấn công và huy động toàn bộ sức mạnh hạt nhân của Mỹ để chống Liên Xô.
Cuộc thử nghiệm bom hạt nhân ở bãi tập Semipalatinsk của Liên Xô được xem như là ‘đòn giáng mạnh' vào kế hoạch chiến tranh hạt nhân của Mỹ và Anh đồng thời làm thay đổi cán cân quân sự thế giới.
Theo con số thống kê chính thức, hiện nay trên thế giới có 8 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân bao gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên.

Minh Lý (Theo Sputnik)
Bình luận
vtcnews.vn