Bộ trưởng 'lấy đá ghè chân mình' báo cáo gì trước Thường vụ Quốc hội?

Kinh tếThứ Năm, 09/10/2014 01:08:00 +07:00

(VTC News) - Sáng 9/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014.

(VTC News) - Tuy Chính phủ dự báo có 13/14 chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2014 đạt kế hoạch nhưng các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn tỏ ra lo lắng.

Sáng 9/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và kế hoạch 2015.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đánh giá, từ đầu năm đến nay, kinh tế xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực, nền kinh tế tiếp tục phục hồi.
Kinh tế xã hội
Nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2014 được dự báo là đạt kế hoạch nhưng chưa bền vững 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước tính GDP cả năm 2014 sẽ tăng khoảng 5,8% và có thể cao hơn. Thậm chí, nếu theo dự báo của Bộ Công Thương năm nay nước ta xuất khẩu trên 1 triệu tấn dầu thô, xuất khẩu 10,5 triệu tấn than, thì GDP 2014 có thể tăng ở mức 5,97%.

Chỉ tính 9 tháng đầu năm, Chính phủ dự báo sẽ có 13/14 chỉ tiêu kinh tế xã hội của năm 2014 đạt kế hoạch, chỉ duy nhất chỉ tiêu lao động qua đào tạo là không về đích.

Năm 2015, tiếp tục xác định tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, song Chính phủ cũng đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn 2014. Dự kiến GDP 2015 tăng khoảng 6,2%, bội chi khoảng 5%, CPI khoảng 5%.

Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ cũng dự báo kết quả thực hiện GDP bình quân của kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 là 5,8%, không đạt kế hoạch đã được Quốc hội thông qua.

Với kết quả phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, ước thực hiện cả năm 2014 như sau:

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Chỉ tiêu

Quốc hội

Ước thực hiện năm 2014

1. 

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)

%

5,8

Trên 5,8

2. 

Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu

%

10

12,1

3. 

Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu

%

6

- 1,01

4. 

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP

%

30

30,1

5. 

Tốc độ tăng giá tiêu dùng

%

 7

4,5-4,6

6. 

Tạo việc làm

Triệu người

1,6

1,56

7. 

Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế

%

52

49

8. 

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị

%

<4

3,48

9. 

Tỷ lệ giảm hộ nghèo

Riêng các huyện nghèo giảm

%

%

1,7-2

4

1,8-2

4

10. 

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

%

<15,5

15

11. 

Số giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã)

Giường bệnh

22,5

23

12. 

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý

%

85

86

13. 

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

%

80

80

14. 

Tỷ lệ che phủ rừng

%

41,5

41,5

“Tuy nhiên, tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại còn chậm. Việc làm, đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Dịch bệnh ở người tiềm ẩn nguy cơ phức tạp”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhận định.

Đánh giá báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập chưa có xu hướng thay đổi tích cực.

Ông Giàu lấy ví dụ những khó khăn, tác động không thuận của tình hình thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch, vận tải hàng không, khai thác thủy hải sản, sụt giảm mạnh về số lượng tiêu thụ, xuất khẩu hoặc về giá.

"Một số hàng hóa giảm giá như cao su (9 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu cao su giảm 2,4% khối lượng và giảm 21,9% giá trị so với cùng kỳ năm 2013), than đá (xuất khẩu giảm 35,9% giá trị, 34,2% khối lượng so với cùng kỳ năm 2013.), cà phê (giá xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2014 giảm 3,59%)... tiếp tục tác động tiêu cực đến đời sống nông dân", ông Giàu nhấn mạnh.

 

Tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập chưa có xu hướng thay đổi tích cực.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Nguyễn Văn Giàu
 
Bên cạnh đó, việc cân đối ngân sách nhà nước rất khó khăn, đã phải sử dụng hết các tiềm lực tài chính công; huy động nguồn trái phiếu Chính phủ ở mức cao và cả việc sử dụng bội chi để bù đắp chi thường xuyên, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội.

Số doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động vẫn lớn (9 tháng đầu năm 2014, số doanh nghiệp thành lập mới là 52.525, số doanh nghiệp giải thể, phá sản là 51.244, số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động là 18.873).

Việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng hiệu quả chưa cao, số lượng nợ xấu được xử lý còn thấp, khoảng 17% so với kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thương mại có xu hướng tăng trở lại (năm 2013 là 3,61%, cuối tháng 5/2014 là 4,07%, đến cuối tháng 7/2014 là 4,11%).

Tỷ lệ thất nghiệp chung theo báo cáo là giảm, nhưng thực chất là do lao động ở khu vực chính thức đã phải chuyển sang làm việc trong khu vực phi chính thức, đồng thời nhiều lao động thiếu việc làm, không có việc làm thường xuyên, thu nhập thấp và thiếu ổn định. Năng suất lao động xã hội thấp và có xu hướng tăng chậm lại.

Phạm Thịnh

Bình luận
vtcnews.vn