Bộ Công thương ‘đẻ’ quá nhiều giấy phép con

Kinh tếThứ Sáu, 06/10/2017 11:23:00 +07:00

Các chuyên gia kinh tế trong nước nhận định, trong thời gian tới, Bộ Công thương cần phải tiếp tục cắt giảm các điều kiện kinh doanh hay nói cách khác là các “giấy phép con” để tạo “cởi trói” cho doanh nghiệp.

Thủ tướng vừa ký ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10/2017 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá XII.

Theo đó, tiếp tục, rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản lý và thủ tục hành chính, đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.

giay phep con123

 Doanh nghiệp và dư luận rất đồng tình với hành động cứng rắn của Chính phủ trong việc cắt bỏ "giấy phép con" trong kinh doanh.

Đồng thời, các cơ quan này cũng phải tổ chức đối thoại công khai định kỳ ít nhất hai lần/năm với cộng đồng doanh nghiệp, báo chí để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, Chính phủ tiếp tục khẳng định quan điểm đồng hành cùng doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, đồng thời ngăn chặn mọi biểu hiện của quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách để trục lợi bất chính.

Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhắc lại việc Bộ Công thương cắt giảm cùng lúc gần 700 điều kiện kinh, bà cho rằng, bộ “đẻ” ra quá nhiều điều kiện kinh doanh gây bao nhiêu khó khăn cho doanh nghiệp thì việc bỏ đi là đúng.

Các cơ quan có thể lạm quyền rất nhiều khi mà đưa ra rất nhiều điều kiện kinh doanh, việc gì cũng chia ra 5-7 Bộ cùng phụ trách, thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình.

Theo bà, việc “đẻ” ra nhiều điều kiện kinh doanh hay các gọi khác là các giấy phép con, là tạo cơ hội cho tham nhũng mà còn có hiệu ứng tệ hại hơn là làm biến chất quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp.

Bà nhấn mạnh, cần phải giám sát việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước chứ không thể để họ đẻ ra bao nhiêu thứ quy định gây khó cho doanh nghiệp.

Video: Người bán hàng online phản ứng thế nào khi bị thu thuế bán hàng trên Facebook?

Đánh giá về việc Bộ Công thương cắt giảm điều kiện kinh doanh và cam kết của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát triển, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận xét, đây là nỗ lực lớn của Chính phủ và bộ ngành Trung ương.

Ông Thiên nhận xét, Chính phủ đã nghiêm túc giám sát và lắng nghe doanh nghiệp. Nhưng song hành với mục đích dẹp bỏ điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp, vẫn bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.

Ông cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành phối hợp cùng hành động, ban hành Nghị định để loại bỏ ngay các ràng buộc.

Ông Đậu Anh Tuấn (Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI) cho rằng, khi Nhà nước can thiệp vào thị trường, can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý của mình như cấp phép, đặt ra điều kiện luôn làm phát sinh các phí tổn trực tiếp và phí tổn gián tiếp. Như vậy có thể làm giảm tính cạnh tranh, đổi mới hàng hoá và dịch vụ, sụt giảm các hoạt động đầu tư, từ đó làm chậm quá trình điều chỉnh cơ cấu và tăng trưởng sản xuất.

Giang Thanh
Bình luận
vtcnews.vn