Biết sơ cứu, quý ông ngộ độc rượu sẽ thoát cửa tử

Sức khỏeThứ Tư, 24/12/2014 11:27:00 +07:00

Dịp lễ Tết, việc uống rượu quá nhiều hay uống phải những loại rượu kém chất lượng là nguyên nhân chính gây nên những vụ ngộ độc rượu nguy hiểm.

Ngộ độc rượu nghiêm trọng có khi gây chết người. Đây là hậu quả của lượng rượu tiêu thụ lớn trong một thời gian ngắn. Uống quá nhiều, quá nhanh có thể ảnh hưởng đến hô hấp, nhịp tim và có khả năng dẫn đến hôn mê và tử vong.

Ngộ độc rượu nghiêm trọng có khi gây chết người. Đây là hậu quả của lượng rượu tiêu thụ lớn trong một thời gian ngắn. Uống quá nhiều, quá nhanh có thể ảnh hưởng đến hô hấp, nhịp tim và có khả năng dẫn đến hôn mê và tử vong.

Theo ThS – BS Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai, người bị ngộ độc rượu cấp tính nhẹ thường có các biểu hiện như: nói nhiều, mất kiểm soát hành vi, lời nói, mấy thăng bằng, mất khả năng phán xét, nôn, viêm dạ dày.

Theo ThS – BS Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai, người bị ngộ độc rượu cấp tính nhẹ thường có các biểu hiện như: nói nhiều, mất kiểm soát hành vi, lời nói, mấy thăng bằng, mất khả năng phán xét, nôn, viêm dạ dày.

Đối với trường hợp bị ngộ độc cấp tính nặng thường có biểu hiện như hôn mê, thở yếu, ngừng thở, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, hạ đường máu, tử vong hoặc di chứng tổn thương não lâu dài.

Đối với trường hợp bị ngộ độc cấp tính nặng thường có biểu hiện như hôn mê, thở yếu, ngừng thở, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, hạ đường máu, tử vong hoặc di chứng tổn thương não lâu dài.

Các bước sơ cứu đơn giản:

Các bước sơ cứu đơn giản:

1. Gây nôn: Nếu nôn nhiều thì thôi, nếu chưa nôn phải gây nôn bằng cách cho người bệnh uống nước muối nóng đậm đặc, rồi đưa ngón tay vào họng nhẹ nhàng ngoáy cho nôn (nạn nhân đã hôn mê thì không gây nôn), sau đó xát mạnh hai bên má.

1. Gây nôn: Nếu nôn nhiều thì thôi, nếu chưa nôn phải gây nôn bằng cách cho người bệnh uống nước muối nóng đậm đặc, rồi đưa ngón tay vào họng nhẹ nhàng ngoáy cho nôn (nạn nhân đã hôn mê thì không gây nôn), sau đó xát mạnh hai bên má.

Cho nạn nhân uống một cốc sữa nóng, trà đặc, cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng mát.

Cho nạn nhân uống một cốc sữa nóng, trà đặc, cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng mát.

2. Khi say rượu, không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ xơ gan, ung thư gan.

2. Khi say rượu, không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ xơ gan, ung thư gan.

3. Nên uống nhiều nước để không bị mất nước khi nôn liên tục. Uống nước ấm tốt hơn là nước lạnh.

3. Nên uống nhiều nước để không bị mất nước khi nôn liên tục. Uống nước ấm tốt hơn là nước lạnh.

4. Cho người bị ngộ độc nằm trong tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái. Nếu thấy người bệnh thở yếu, thở chậm, tím tái cần hà hơi thổi ngạt hoặc cấp cứu theo điều kiện tại chỗ.

4. Cho người bị ngộ độc nằm trong tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái. Nếu thấy người bệnh thở yếu, thở chậm, tím tái cần hà hơi thổi ngạt hoặc cấp cứu theo điều kiện tại chỗ.

5. Không để một người bất tỉnh một mình: Trong khi chờ đợi để được giúp đỡ, không cố gắng để làm cho người nôn mửa do những người đã bị ngộ độc rượu bị giảm phản xạ và có thể sặc chất nôn của chính họ hoặc vô tình hít chất nôn vào phổi, gây ra một chấn thương phổi gây tử vong.

5. Không để một người bất tỉnh một mình: Trong khi chờ đợi để được giúp đỡ, không cố gắng để làm cho người nôn mửa do những người đã bị ngộ độc rượu bị giảm phản xạ và có thể sặc chất nôn của chính họ hoặc vô tình hít chất nôn vào phổi, gây ra một chấn thương phổi gây tử vong.

6. Đặc biệt, tránh để người thân uống rượu say rồi đi ngủ, vì một số trường hợp người uống bị hôn mê trong khi ngủ, nếu hôm sau mới phát hiện và đưa đi viện thì không thể cứu được.

6. Đặc biệt, tránh để người thân uống rượu say rồi đi ngủ, vì một số trường hợp người uống bị hôn mê trong khi ngủ, nếu hôm sau mới phát hiện và đưa đi viện thì không thể cứu được.

7. Với những trường hợp ngộ độc rượu có các biểu hiện nặng như nôn nhiều, hôn mê lâu không tỉnh, nhìn mờ, tiểu tiện ít, hoặc có các biểu hiện bất thường, nghi ngờ có chấn thương cần gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

7. Với những trường hợp ngộ độc rượu có các biểu hiện nặng như nôn nhiều, hôn mê lâu không tỉnh, nhìn mờ, tiểu tiện ít, hoặc có các biểu hiện bất thường, nghi ngờ có chấn thương cần gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

8. Người nhà bệnh nhân cần cung cấp các thông tin cần thiết cho bác sỹ như: loại rượu đã uống, trong khi uống rượu bệnh nhân có ăn không, bệnh nhân trước đây như có thường xuyên uống rượu, có nghiện rượu không. Biểu hiện của bệnh nhân sau uống rượu, có bị ngã hay chấn thương không… Từ đó, bác sỹ có căn cứ khám bệnh và điều trị hiệu quả.

8. Người nhà bệnh nhân cần cung cấp các thông tin cần thiết cho bác sỹ như: loại rượu đã uống, trong khi uống rượu bệnh nhân có ăn không, bệnh nhân trước đây như có thường xuyên uống rượu, có nghiện rượu không. Biểu hiện của bệnh nhân sau uống rượu, có bị ngã hay chấn thương không… Từ đó, bác sỹ có căn cứ khám bệnh và điều trị hiệu quả.

9. Để phòng ngộ độc rượu, khi uống rượu nên chọn loại có thương hiệu, đảm bảo an toàn thực phẩm. Không uống rượu khi đói và chỉ nên uống khoảng 30ml. Đối với bia chỉ nên uống khoảng 300 - 500ml là hợp lý

9. Để phòng ngộ độc rượu, khi uống rượu nên chọn loại có thương hiệu, đảm bảo an toàn thực phẩm. Không uống rượu khi đói và chỉ nên uống khoảng 30ml. Đối với bia chỉ nên uống khoảng 300 - 500ml là hợp lý

Bình luận
vtcnews.vn