Bí quyết đơn giản ngăn ngừa và điều trị viêm ruột thừa

Sức khỏeChủ Nhật, 18/09/2016 07:43:00 +07:00

Viêm ruột thừa là hiện tượng ruột thừa bị viêm và lên mủ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh, do vậy người bị viêm ruột thừa cần phải có biện pháp điều trị phù hợp.

Ruột thừa có thể bị viêm nhiễm, sưng lên, dẫn đến tình trạng viêm ruột thừa. Đây được xem là một trường hợp khẩn cấp cần được phẫu thuật loại bỏ phần ruột thừa ngay lập tức. Nếu không kịp thời, nó có thể bị vỡ hoặc thủng và làm các vi khuẩn sẽ lây lan trong khoang bụng. Điều này có thể dẫn đến tử vong.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm ruột thừa là đau âm ỉ ở vùng bụng hoặc gần rốn. Cơn đau dần dần tăng lên khi nó di chuyển đến phần dưới của bụng. Đôi khi có thể đau ở lưng và thậm chí đau ở trực tràng.

Một số triệu chứng khác bao gồm: buồn nôn và nôn, vùng bụng bị sưng lên, ăn mất ngon, sốt cao. Một số người bị viêm ruột thừa còn có thêm triệu chứng khó đi tiểu, tiêu chảy hoặc táo bón. Do đó, ngay khi gặp phải các triệu chứng này, cần được đưa đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.

viem-ruot-thua-co-nguy-hiem-khong

Ruột thừa có thể bị viêm nhiễm, sưng lên, dẫn đến tình trạng viêm ruột thừa 

Không có cách nào để ngăn ngừa bệnh viêm ruột thừa. Khi bác sĩ chuẩn đoán lo ngại ruột thừa bị viêm, họ sẽ chỉ định phẩu thuật ngay lập tức. Tuy nhiên, có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh này bằng một số loại thực phẩm nhất định. Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp ích cho đường tiêu hóa.

Trái cây

Hãy thường xuyên ăn nhiều trái cây vì chúng có nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ bị viêm ruột thừa. Chất xơ giúp làm sạch tạp chất. Chúng có nhiều trong quả việt quất, mâm xôi, lê, táo, chuối, đu đủ, xoài. Ngoài chất xơ, hoa quả cũng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe tổng thể.

Rau

Rau cũng chứa nhiều chất xơ đảm bảo hữu ích cho hệ tiêu hóa. Chúng ta nên ăn nhiều rau có màu xanh sẫm. Đậu, khoai tây, cà rốt, củ cải cũng cung cấp nhiều chất xơ. Đặc biệt các loại rau họ cải sẽ giúp trung hòa các độc tố trong ruột.

1461118381-bi-quyet-tri-dai-trang--1

 Rau cũng chứa nhiều chất xơ đảm bảo hữu ích cho hệ tiêu hóa

Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc được khuyến khích nên có trong khẩu phần ăn vì giúp đường ruột được khỏe mạnh và giảm nguy cơ bị viêm ruột thừa. Hiện nay, có thể dễ dàng tìm mua ngũ cốc nguyên hạt trong các siêu thị với nhiều lợi ích lành mạnh.

Thực phẩm chống viêm nhiễm

Không nên bỏ qua một số loại thực phẩm kháng khuẩn và chống viêm trong chế độ ăn uống như nghệ (tác dụng giảm viêm ruột thừa và thuyên giảm cơn đau), chanh (giúp giảm đau và điều trị chứng khó tiêu, táo bón), tỏi (làm tăng khả năng miễn dịch, giảm viêm và làm dịu cơn đau), gừng (giảm triệu chứng buồn nôn, ói mửa), húng quế (làm dịu cơn đau và giảm sốt, giảm sưng).

7-cach-don-gian-ngan-ngua-va-dieu-tri-viem-ruot-thua4_72136944

 Húng quế làm dịu cơn đau, giúp giảm sốt, giảm sưng

Điều trị

Viêm ruột thừa cấp cần được phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Việc cắt ruột thừa có thể được thực hiện qua đường mổ mở hoặc bằng phẫu thuật nội soi. Nhìn chung phẫu thuật nội soi giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn và ít để lại sẹo. Tuy nhiên nếu ruột thừa đã vỡ và gây viêm phúc mạc thì cần đường mổ mở đủ lớn ở thành bụng để kiểm tra và rửa sạch toàn bộ ổ bụng. Sau mổ bệnh nhân được dùng kháng sinh đường tĩnh mạch và theo dõi tại bệnh viện cho đến khi liền vết mổ.

Video: Chuẩn đoán viêm ruột thừa nhưng lại mổ buồng trứng

Thúy Nga (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn