Bí mật bài thuốc chữa bệnh đe dọa nhất với đàn ông

Sức khỏeThứ Tư, 20/02/2013 03:50:00 +07:00

(VTC News) – Sau khi ăn Tết, cơn đau đã hành hạ anh Tiến mất ăn mất ngủ, anh đã chi đến trăm triệu đồng để chữa mà vẫn không giảm.

(VTC News) – Sau khi ăn Tết, cơn đau đã hành hạ anh Tiến mất ăn mất ngủ, anh đã chi đến trăm triệu đồng để chữa mà vẫn không giảm.

Sau Tết: Đau đớn vì gút

Anh Hoàng Hữu Tiến (Quận 3, TP.HCM) mới ngoài 40 tuổi nhưng đã bị gút (gout). Có thể coi anh Tiến là đại gia khi anh sở hữu vài căn nhà ở Hà Nội và TP.HCM cùng vài chiếc ô tô.

Anh Tiến cho biết, anh không tiếc tiền để đi chữa bệnh nhưng đây là căn bệnh quá khó chữa. Người bệnh thường phải hạn chế ăn thức ăn giàu đạm mà anh thì ngày đêm phải tiếp khách ăn nhậu. Anh đã uống nhiều loại thuốc nhưng nay vẫn không khỏi.

Với đôi chân nổi nhiều u cục do gút, thượng tá Nguyễn Kim Việt đã có lúc không thể đi được, con trai phải cõng ông.
Thậm chí, có người mắc bệnh gút không xếp vào hàng đại gia nhưng cũng phải chạy vạy số tiền lên tới gần trăm triệu để chữa bệnh mà bệnh vẫn hoàn bệnh.

Đặc biệt vào thời gian sau Tết, người bị bệnh gút lại bị đau đớn hoành hành. Tết đến, dù có bóp mồm, bóp miệng cũng không thể không ăn chút thịt gà, thịt bò. Chính thế, bệnh nhân gút mới khốn khổ. Cơn đau khiến họ ăn không ngon, ngủ không yên.

Ông Đỗ Quý Kính, 78 tuổi, nguyên Giám đốc Đài phát thanh – Truyền hình Thái Bình chia sẻ: “Tôi bị gút từ đầu năm 2001. Khớp ngón chân cái, khớp gối chân bị sưng tấy, rất đau. Cứ vài ba tháng lại đau khủng khiếp. Tôi uống đủ thứ thuốc mà không khỏi.

Đặc biệt trong và sau Tết, tôi càng đau dữ dội vì trong dịp Tết bao giờ cũng uống chút rượu, ăn chút thịt gà, thịt bò. Tôi không đi được, thậm chí đi vệ sinh con phải dắt đi. Muốn đi đâu phải dùng gậy chống để đi lại”.

 
Gút (hay còn gọi là thống phong theo Đông y) là tình trạng bệnh do rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng axit uric trong máu cao hơn người bình thường.
Lương y Phạm Cao Sơn
 
Anh Nguyễn Văn Tiền, Giám đốc xưởng chế tạo Thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng, Viện cơ học và tin học ứng dụng cũng khổ vì gút. Anh đã làm xét nghiệm và lượng axit uric trong máu tăng nhiều. Anh đã ăn kiêng và dùng thuốc uống dạng viên nén đóng hộp nhựa nhưng cũng chẳng cải thiện được mấy. Lúc nặng nhất đã phải dùng nạng để đi.

Trao đổi với PV VTC News, lương y Phạm Cao Sơn, hội viên Trung ương hội Đông Y Việt Nam cho biết: “Gút (hay còn gọi là thống phong theo Đông y) là tình trạng bệnh do rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng axit uric trong máu cao hơn người bình thường.

Bệnh gút gây ra các triệu chứng viêm khớp làm sưng, nóng, đỏ, đau các khớp. Đầu tiên chỉ là đau ngón 1 khớp ngón chân cái rồi khớp bàn chân, khớp ngón, khuỷu tay, khớp cổ tay, ngón tay, khớp gối, khớp háng.

Khi mức axit uric trong máu quá cao, axit uric có thể kết tủa thành các tinh thể tích tụ trong khớp xương gây đau đớn rất dữ dội.

Nếu theo nhìn nhận ở phương diện Đông y, người bị bệnh thống phong do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết và ứ trệ tại khớp. Ban đầu bệnh còn ở cơ biểu, kinh lạc sau vào gân xương và gây tổn thương tạng phủ”.

Cũng theo lương y Phạm Cao Sơn, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh gút trở thành mãn tính và dày tô phi (u cục nổi lên xung quanh khớp, dưới da, ở vành tai. Những cục u này mềm, không đau, bên trong chứa một chất trắng như phấn – pv). Cơn đau ngày càng dày. Thậm chí nguy hiểm đến tính mạng khi gây tổn thương thận như viêm thận, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp và mãn tính. 

Và bí mật bài thuốc gia truyền

Lương y Phạm Cao Sơn khám bệnh cho thượng tá Nguyễn Kim Việt
Trong một dịp đi trao quà cho các bệnh nhi ung thư tại Hưng Yên và Gia Lâm, phóng viên có dịp gặp lương y Phạm Cao Sơn.

Ông quan niệm rằng: “Bệnh nhân chính là ân nhân của tôi. Tôi tham gia từ thiện vì tôi nghĩ rằng mình còn sức khỏe, còn đầu óc thì sao không giúp những trẻ em kém may mắn. Tôi muốn làm thuốc bổ để tặng các cháu uống. Bị ung thư, phải truyền hóa chất nhiều nên cần uống thuốc bổ để tăng cường sức khỏe, bổ máu, nâng cao thể trạng”.

Qua câu chuyện, phóng viên biết lương y Phạm Cao Sơn được nhiều bệnh nhân gút tìm đến. Trong vài lần tiếp xúc với ông và vô tình gặp các bệnh nhân của ông, mới biết rằng, phương thuốc gia truyền của ông đã giúp cho biết bao người.

 
Để có bài thuốc hiệu quả, người thầy thuốc cần yêu bệnh nhân, có đức, có tâm, yêu nghề. Nguyên liệu dùng cần được chọn lọc cẩn thận
Lương y Phạm Cao Sơn
 
Câu chuyện của chúng tôi luôn bị ngắt quãng bởi người bệnh đến lấy thuốc, người thì gọi điện đặt thuốc…  từ Lâm Đồng, Ninh Thuận, Thái Bình, TP.HCM, Hà Nội…

Đặc biệt, vào những ngày đầu năm, sau  Tết, thì lượng bệnh nhân gút tăng lên. Lương y Sơn nói:  Trước Tết, nhiều bệnh nhân mua sẵn thuốc để phòng tái phát. Sau Tết thì có người do ăn uống quá đà nên bị gút. Qua  bạn bè mách bảo lại tìm đến ông.

Khi tôi đến, gặp ông Nguyễn Kim Việt, thượng tá quân đội, nguyên Phó chỉ huy trưởng phụ trách công tác động viên, tuyển quân, Ban chỉ huy quân sự huyện Hoài Đức, Bộ chỉ huy quân sự Hà Tây cũ, đang ngồi chờ lấy thuốc.

Ông Việt kể về bệnh của mình: Tôi bị sưng khớp ngón chân cái bên phải từ năm 1998, lúc đó đang ở Đà Lạt, nhưng tôi không biết mình bị gút. Rồi có lần ra thao trường với các chiến sĩ, bỗng dưng không thể đi nổi.

Tôi được đưa đi chữa trị ở viện 103, được tiêm thuốc bệnh đỡ. Ai ngờ, một năm sau bệnh lại tái phát trên đường đưa quân dự bị đi huấn luyện trên Sơn La.

Sau khi phát hiện ra bệnh gút, ông Việt được dùng thuốc Colchicine và hết đau. Nhưng cứ đều đặn, khoảng sau 1 năm bệnh gút lại tái phát.

“Đến năm 2005, tôi không đi được vì đau nên con phải cõng. Gút đã tấn công tôi lên khớp gối. Đến năm 2008, sau 6 tháng tôi lại bị một lần. Từ 2010, 2 tháng bị một lần. Thậm chí, tôi còn có sỏi trong thận. Đây là hậu quả của gút”.

Ông Việt chìa bàn chân, bàn tay cho tôi xem. Quanh khớp ngón chân cái phải của ông, mắt cá chân đã nổi u cục tô phi. Đau đớn quá, ông Việt còn làm bài thơ: “Chân ta xưa vượt Trường Sơn/Nay đi cà nhắc mới buồn làm sao/Đã từng chinh phục núi cao/Mà nay leo bậc ra vào khó khăn…”

Đến tháng 2/2012, qua một người bạn cùng chiến đấu, ông Việt tìm đến lương y Sơn để uống thuốc. Ông Việt bảo, “uống Colchicine tôi hay bị phản ứng phụ như đi ngoài phân lỏng, tối ngủ hơi đau đầu. Tôi không dám ăn thịt chó, cá, cua, tôm nhưng từ ngày uống thuốc của bác Sơn, tôi đã ăn lại nhưng vẫn phải đúng mức thôi.

Giờ tôi đi lại được và Tết vừa rồi, tôi đã đứng tế 3 giờ đồng hồ ở làng. Hàng ngày, tôi đi bộ buổi sáng và tối”. Ông Việt còn vui vẻ đọc thơ đã tặng lương y Sơn và không quên tặng phóng viên 1 tập thơ.

Còn anh Nguyễn Văn Tiền, nghiên cứu viên - Giám đốc  xưởng  chế tạo Thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng, Viện cơ học và tin học ứng dụng chia sẻ: “Qua giới thiệu, tôi cũng đang sử dụng và thấy hiệu quả rõ rệt. Hết đau, uống bia rượu, ăn nội tạng gia súc, hải sản vô tư. Người giới thiệu cho tôi là chủ nhà hàng Trâu vàng - khu sân bay Tân Sơn Nhất tênThắng quê Mê Linh, Hà Nội. Được biết lương y đó tên Phạm Cao Sơn”.

 
Ngay cả với con cái, tôi cũng phải xem ai có đủ điều kiện, có tâm với nghề với bệnh nhân tôi mới truyền lại.
Lương y Phạm Cao Sơn
 
Phóng viên còn được trò chuyện với cụ Đỗ Quý Kính, nguyên Giám đốc Đài PT – TH Thái Bình. Cụ Kính chia sẻ: “Tôi đã uống thuốc được 2 đợt. Hiện ăn uống tốt, không còn đau. Để yên tâm nên tôi sẽ uống thêm 1 đợt nữa. Trước đây, trong và sau Tết tôi thường rất đau, nay tôi còn ăn được cả thịt gà, thịt bò rồi nhưng cũng không dám ăn nhiều. Tôi còn có thể đi khiêu vũ”.

Khi được hỏi bí quyết bài thuốc, lương y Sơn tâm sự: "Để có bài thuốc hiệu quả, người thầy thuốc cần yêu bệnh nhân, có đức, có tâm, yêu nghề. Nguyên liệu dùng cần được chọn lọc cẩn thận.

Trong bài thuốc của tôi có 16 vị, ít nhất 10 vị là chữa phong tê thấp, còn 6 vị kia giúp ổn định chức năng gan thận, kìm chế sự rối loạn chuyển hóa của axit uric".

Khi được hỏi sao ông không mở rộng thêm việc làm thuốc, quảng bá rộng hơn để chữa bệnh cho nhiều người hơn.

Lương y Sơn bảo: “Bài thuốc này không phải ai trong gia đình cũng được truyền. Tôi được truyền lại nhưng ngay cả với con cái, tôi cũng phải xem ai có đủ điều kiện, có tâm với nghề với bệnh nhân tôi mới truyền lại. Nếu vì tiền, làm không cẩn thận thì không những hại bệnh nhân mà dòng họ tôi mang tiếng”.


Bài, ảnh: Nguyễn Tâm

Bình luận
vtcnews.vn