Bi hài từ chuyện mắc kẹt tại sân bay

Tổng hợpThứ Bảy, 24/04/2010 06:24:00 +07:00

(VTC News) - Đó là những câu chuyện bi hài và sẽ là kỷ niệm không thể quên đối với những du khách bị mắc kẹt tại các sân bay châu Âu vì núi lửa vừa qua.

(VTC News) - Núi lửa phun trào ở Iceland khiến cho hàng ngàn hành khách bị “mắc kẹt” tại nhiều sân bay. Nhưng, trong những ngày hàng không châu Âu “chao đảo” vừa qua, đã có nhiều câu chuyện bi hài không phải mấy ai cũng biết được. Bên cạnh đó, nhờ núi lưả mà nhiều công ty vận tải cũng có cơ hội ăn nên làm ra.

Bi hài vì... núi lửa


Trong lúc, ăn chực nằm chờ ở sân bay một quyết định tổ chức đám cưới qua mạng đã được một cặp uyên ương đưa ra. Câu chuyện này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người trên thế giới. Đó có lẽ là điều thú vị nhất trong đợt hàng không châu Âu bị “tê liệt” vì núi lửa vừa qua.


Cặp uyên ương Sean Murtagh 24 tuổi cùng với vợ Natalie 30 tuổi, trước đó đã tổ chức đám cưới ở thành phố Brisbane (Australia) là quê hương của cô dâu.


Sau tuần trăng mật tại Dubai, họ muốn trở về Anh là quê hương của chú rể, để tổ chức một bữa tiệc cùng người thân và bạn bè.

Cặp uyên ương tổ chức đám cưới tại sân bay 

Tuy nhiên, vì núi lửa ở Iceland bùng lên dữ dội khiến chuyến bay khởi hành từ Dubai về Anh đã bị hoãn. Khách sạn trong khu vực sân bay Dubai đã tận tình giúp đỡ. Bánh cưới được mang tới tận nơi. Cặp đôi tiến hành thề nguyền vào trao nhẫn yêu thương, trước sự chứng kiến trực tiếp của một chiếc máy tính xách tay có kết nối phần mềm chat Skype đi cùng với một máy chiếu.


Anh Murtagh tiết lộ: “Tất cả đã giúp đỡ để chúng tôi có được một ngày vui trong một dịp tưởng chừng như chán nản vì kẹt ở sân bay”.


Có những hành khách không đủ kiên nhẫn và sự kiên trì để “chầu chực ở sân bay”, tiêu biểu là  3 người Estonia đã làm nên một câu chuyện “có một không hai” trong tình hình khó khăn như vậy. Họ đã cùng nhau chung tiền để mua xe hơi. Chiếc Opel Astra cũ được mua  1.345 USD (tương đương khoảng gần 26 triệu đồng. Mặc dù, có thể không đúng như mong muốn, song nó là phương tiện giúp họ giải nguy trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Sau khi tậu được xe hơi mới, họ sẽ thoát khỏi tình trạng “ngộp thở” bằng cách khởi hành từ Rottecdam (Hà Lan) để tới thủ đô Tallinn (Estonia), quãng đường đó dài tới 2.250km và để về tới nhà 3 hành khách “chơi ngông” này sẽ phải mất 27 tiếng.


Không chỉ có những hành khách đang ngồi chờ đợi ở các sân bay phải chịu ảnh hưởng, mà ngay cả những người không đi máy bay cũng chẳng mấy vui vẻ. Bởi một lẽ, không chỉ là ngột ngạt trong bầu không khí tro bụi từ núi lửa, cảm giác khó chịu là cảm nhận chung của nhiều người, mà còn cả tình trạng ngưng trệ của rau, quả từ châu Phi không thể đưa vào lãnh thổ châu Âu. Pho mát, sữa, kem cũng  không thể xuất khẩu để lên kệ trong siêu thị.


Ăn nên làm ra nhờ… núi lửa


Nhờ núi lửa phun trào, các chuyến bay bị hoãn khiến nhiều dịch vụ ăn theo cũng nhờ đó mà "như nấm sau mưa". Nhiều ông chủ đã kiếm bộn tiền nhờ sự “hào phóng” của những hành khách thiếu kiên nhẫn muốn về nhà sớm bằng mọi giá.


Có người đã thuê taxi để đi từ Oslo (Na Uy) đến Paris (Pháp). Đón trước sự bùng nổ dịch vụ thuê taxi của nhiều “thượng đế”. Công ty taxi hàng đầu ở Stockholm (Thụy Điển) rao mức giá 1.015 USD (tương đương hơn 19 triệu đồng) cho một chuyến taxi từ Stockholm đến Oslo còn mức giá từ Stockholm đến Copenhagen (Đan Mạch) là 1.285 USD (tương đương khoảng hơn 24 triệu đồng).


Một hãng cho thuê xe của Đức ra giá 1.400 USD (tương đương khoảng hơn 26 triệu đồng) cho quãng đường một chiều từ Belgrade (Serbia) tới Munich (Đức), trong khi một công ty khác tính giá 2.500 USD (tương đương khoảng hơn 47 triệu đồng) cho đoạn đường từ Madrid (Tây Ban Nha) tới Brussels (Bỉ).


Chưa dừng lại ở đó, theo ông Magnus Klintback, phát ngôn viên một công ty taxi Kurir của Thụy Điển cho biết, khoảng 500 khách hàng chấp nhận trả tới 5.000 USD để đi từ Stockholm tới các thành phố ở châu Âu.


Công ty đường sắt châu Âu Eurostar vận chuyển tăng cường 50.000 hành khách trong hai ngày 20,21/4, tăng gần 1/3 so với bình thường và tất cả chuyến tàu đều kín ghế.


Chuyến tàu từ St. Pancras, Anh, đến Brussels và Paris có giá vé thường ngày là 100 USD/ lượt. Tuy nhiên, trong đợt núi lửa phun trào,  giá vé cũng lên tới 341 USD/lượt.

Thành Công(theo AP, AFP)

 

Bình luận
vtcnews.vn