Bảy bước cho giấc ngủ sâu hơn

Sức khỏeThứ Bảy, 05/09/2015 07:30:00 +07:00

Thức đêm, thiếu ngủ đều có thể đưa đến hàng ngàn các vấn đề về sức khỏe khác nhau. Vậy phải làm như nào để có giấc ngủ tốt?

(VTC News) - Các nghiên cứu đều chỉ ra thức đêm hay thiếu ngủ đều có thể đưa đến hàng ngàn các vấn đề về sức khỏe khác nhau.

Nghiên cứu của trường đại học Uppsala, Thụy Điển cho biết việc thiếu ngủ dù chỉ một đêm duy nhất nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ bởi đây có thể là nguyên nhân làm biến đổi phân tử DNA đồng thời thay đổi đồng hồ sinh học.
Ngủ là một hoạt động nghỉ ngơi cần thiết nhằm đảm bảo duy trì các chức năng của cơ thể. Thông thường mỗi chúng ta dành khoảng 30% thời gian cuộc đời cho hoạt động này. Con người có thể vẫn tồn tại khi thiếu thức ăn chứ không thể thiếu đi giấc ngủ.
giấc ngủ
Ảnh minh họa 
Giấc ngủ bao gồm hai giai đoạn: REM (chuyển động mắt nhanh) và Non-REM (giai đoạn không có chuyển động mắt nhanh).

Non- REM là loại ngủ thường với mục đích chính phục hồi sức khỏe. Đây là giai đoạn quan trọng vì có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý con người sau đó.

REM là giai đoạn ngủ trong trạng thái nằm mơ, có cử động nhanh của mắt và cơ bắp bị tê liệt. Chức năng của trạng thái mơ cho đến nay vẫn chưa được tìm hiểu cụ thể nhưng nhiều người cho rằng nó có nhiều đóng góp liên quan tới việc học và ghi nhớ.
Một số rối loạn như rồi loạn hô hấp khi ngủ hay ngủ rũ đều là nguyên nhân dẫn đến thiếu ngủ, ngủ chập chờn có tác động xấu tới tâm trạng, quá trình học tập, trí nhớ cũng như sự phối hợp vận động của cơ thể.

Ngoài ra còn kéo theo tình trạng mệt mỏi, làm ảnh hưởng chức năng miễn dịch, nhịp tim, huyết áp, chức năng nội tiết tố và nguy cơ tai biến mạch máu não. Đây đều là những bằng chứng cho thấy vai trò của giấc ngủ với các bệnh về tim, đột quỵ và mất trí nhớ. 
Mỗi người đều có yêu cầu về giấc gian ngủ tương đối khác nhau nhưng một quy luật chung nhất cho số đông đó là ngủ từ 7-8 tiếng một ngày.  
Nếu bạn nằm ngủ hơn một giờ vào ngày nghỉ có nghĩa ngày trước đó bạn chưa ngủ đủ giấc. Và nếu bạn thường xuyên ngủ chập chờn hoặc cảm thấy luôn buồn ngủ trong ngày thì tốt nhất nên đi kiểm tra sức khỏe. Bệnh huyết áp cao nếu không được điều trị bằng thuốc có thể làm tăng nguy cơ rối loạn hô hấp khi ngủ do hai bên họng thu hẹp lại gây cản trở nhịp thở bình thường. 

Sự khác nhau giữa chứng mất ngủ và thiếu ngủ
Những người thiếu ngủ thường có dấu hiệu buồn ngủ suốt cả ngày trong khi người mất ngủ luôn gặp khó khăn khi ngủ nhưng họ cũng có những biểu hiện buồn ngủ vào ban ngày. Mất ngủ kéo theo các ảnh hưởng tâm lý, mệt mỏi nhưng lại không hề có cảm giác buồn ngủ.
8 bước để có một giấc ngủ sâu

• Xem giường là nơi chỉ để ngủ thay vì sử dụng máy tính, làm việc hay xem ti vi ngay trên đó.
• Không nên sử dụng ánh sáng vào ban đêm. Điều này giúp làm giảm nồng độ Melatonin, đưa tín hiệu lên não bộ của bạn thông báo tới giờ đi ngủ. 
• Tránh sử dụng đồ ăn giàu Carbohydrate trước giờ ngủ vì lượng đường trong máu có thể thay đổi bất thường. Không uống đồ uống chứa Caffeine sau khoảng 4 giờ chiều. 
• Tập luyện thể dục ban ngày chứ không phải trước giờ đi ngủ.
 • Không sử dụng đồ uống có cồn để tránh mất ngủ, căng bàng quang và rối loạn hô hấp khi ngủ.
• Cố gắng duy trì đồng hồ sinh học ngủ nghỉ đều đặn.

Ngọc Hiền (Nguồn: Express.co.uk)

Bình luận
vtcnews.vn