Bất ngờ về 1.500 “lò hỏa thiêu” trên trái đất

Phóng sự - Khám pháThứ Hai, 10/05/2010 06:00:00 +07:00

(VTC News) - Núi lửa phun trào là hiện tượng tự nhiên của Trái Đất. Thế nhưng, còn rất nhiều bí ẩn sau những “lò hỏa thiêu khổng lồ” này chưa ai biết.

(VTC News) - Núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất. Thế nhưng, còn rất nhiều bí ẩn đằng sau những “lò hòa thiêu khổng lồ” này mà con người còn chưa biết hết.

Vụ núi lửa Eyjafjallajoekull của Iceland phun trào lần thứ nhì trong vòng một tháng sau gần 200 năm ngủ yên, phụt khói bụi mù mịt không gian, làm hỏng đường sá và làm tê liệt hoạt động hàng không ở nhiều khu vực tại châu Âu đã trở thành hiện tượng thiên nhiên đáng chú ý nhất trong năm 2010.

Nham thạch và sức nóng từ núi lửa Eyjafjallajokull ở Iceland tạo thành cột tro bụi bốc cao 11km và làm gián đoạn giao thông hàng không khắp Bắc Âu. Hiệp hội giao thông hàng không quốc tế (LATA) ước tính ngành hàng không toàn cầu mất tới gần 200 triệu USD mỗi ngày vì sự cố này.

Cho đến khi hiện tượng này xảy ra, nhiều người mới bắt đầu để ý tới sức mạnh và sự nguy hiểm tiềm ẩn sâu dưới lòng đất mà hàng ngàn núi lửa trên khắp hành tinh đang nắm giữ.

Dải mây bụi treo trên núi lửa ở sông băng Eyjafjallajokull 3 ngày sau khi núi lửa phun. 
Khói bụi bốc lên từ một miệng núi lửa nằm sâu 200 mét dưới sông băng Eyjafjallajokull, miền nam Iceland hôm 14/4, khi nó bắt đầu phun trào. 
Sườn của núi lửa ở sông băng Eyjafjallajokull nhìn từ trên cao. 

1. Thảm họa do núi lửa gây ra trong lịch sử


Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.

Trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động. Hầu hết núi lửa và động đất xảy ra dọc theo ranh giới của hàng chục mảng thạch quyển khổng lồ trôi nổi trên bề mặt trái đất.

Vào năm 2000, các nhà khoa học đã ước tính núi lửa sẽ gây ra thảm họa rõ rệt cho ít nhất 500 triệu người, tương đương với dân số toàn thế giới vào đầu thế kỷ 17. Trong 500 năm qua, có ít nhất là 300.000 người đã chết vì núi lửa. Từ năm 1980 đến 1990, núi lửa đã làm thiệt mạng ít nhất 26.000 người.

2. Ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới

Núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới hiện nay đang nằm ở châu Mỹ. Đó là núi lửa Mauna Loa, cao 4171 mét so với mực nước biển. 

Núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới hiện nay đang nằm ở châu Mỹ. Đó là núi lửa Mauna Loa, cao 4171 mét so với mực nước biển. Núi lửa Mauna Loa ở quần đảo Hawaii, giữa Thái Bình Dương.

Mauna Loa có đường kính vĩ đại 100km. Ngoài 4171 mét trên mực nước biển, chân núi nằm ở sâu hơn 5000 mét dưới lòng Thái Bình Dương. Vì vậy, chiều cao thực sự của núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới là trên 9000 mét.Với chiều cao đó nó thậm chí còn cao hơn đỉnh núi Everet.

3. Vành đai lửa Thái Bình Dương

Một trong những vành đĩa nơi động đất và phun trào núi lửa xảy ra nhiều nhất là quanh Thái Bình Dương, thường được gọi là Vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Nó gây ra các vụ chấn động và nung nóng trải dài từ Nhật Bản tới Alaska và Nam Mỹ
Một trong những vành đĩa nơi động đất và phun trào núi lửa xảy ra nhiều nhất là quanh Thái Bình Dương, thường được gọi là Vành đai núi lửa Thái Bình Dương.  
Vành đai lửa Thái Bình Dương có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000km. Nó gắn liền với một dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo, các dãy núi lửa và sự chuyển động của các mảng kiến tạo. Đôi khi nó còn được gọi là vành đai địa chấn Thái Bình Dương.

Vành đai lửa Thái Bình Dương là hệ quả trực tiếp của các hoạt động kiến tạo địa tầng và của sự chuyển động và va chạm của các mảng lớp vỏ Trái Đất. Khoảng 71% các trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa này. Vành đai Alp, kéo dài từ Java tới Sumatra qua dãy núi Himalaya, Địa Trung Hải và tới tận Đại Tây Dương chiếm khoảng 17%, còn vành đai sống núi giữa Đại Tây Dương là vành đai chiếm vị trí thứ ba về động đất.

4. Núi lửa đẩy nhanh quá trình tiến hóa

Một trong những điều mà chúng ta khó có thể ngờ tới về núi lửa là tác động của nó lên các thế hệ gen đối với con người. Nhà nhân chủng học Stanley Ambrose từng nhận định, nếu tất cả các núi lửa trên toàn thế giới cùng hoạt động một lúc thì có thể biến toàn bộ bề mặt địa cầu thành một biển nham thạch.
Núi lửa Toba hiện nay. 
Theo nghiên cứu của các nhà nhân chủng học thế giới thì nhánh nhân chủng Homo Sapiens của loài người đã bị tuyệt chủng sau vụ phun trào núi lửa Toba 70.000 năm trước đây. Núi lửa Toba phun trào và tung ra 1.072 km khối macma vào không khí, đồng thời phun một lớp tro dày ra tới hàng ngàn dặm.

Để thích nghi với hiện tượng núi lửa phun, người nguyên thủy đã phải dần dần tăng thân nhiệt cơ thể cũng như khả năng tự vệ để chống trọi với những ảnh hưởng khắc nhiệt từ thiên nhiên.
 
5. Toàn cầu có khoảng 1.500 núi lửa có khả năng hoạt động

Toàn cầu có khoảng 1.500 núi lửa có khả năng hoạt động.  
Con số này được cung cấp bởi Trung tâm Khảo sát địa chất Mỹ, một cơ quan của Bộ Nội vụ Mỹ. Con số này không bao gồm các vành đai "liên tục" của núi lửa trên đáy đại dương, nhưng nó bao gồm khoảng 500 núi lửa đã từng phun trào trong lịch sử tiến hóa của con người.

Tại Mỹ hiện chỉ có khoảng 65 núi lửa đang hoạt động, và gần như tất cả các ngọn núi này nằm tại Alaska và Hawaii.

6. Núi lửa không nhất thiết phải phun trào mới được coi là nguy hiểm

Nhiều người vẫn tin rằng, họ hoàn toàn có thể sinh sống một cách bình yên dưới chân những ngọn núi lửa đang tích lũy dung nham và tạm ngừng hoạt động. Ngày nay, các hoạt động địa chấn cũng như khả năng phun trào của núi lửa đã được con người dự đoán chính xác và cảnh báo kịp thời nên thiệt hại về người gây ra do núi lửa phun trào là gần như không còn nữa.
Núi lửa không nhất thiết phải phun trào mới được coi là nguy hiểm 
Tuy nhiên, khi trời mưa lũ kéo dài gây ra hiện tưởng sụt lún và lở đất thì thân và miệng núi lửa sẽ bị lộ ra ngoài. Dung nham có thể phun trào bất ngờ mà con người không thể biết trước được.

Vài ngàn năm trước đây, tại núi lửa tầng Mount Rainier ở Washington đã đột ngột xảy ra một trận sạt lở đất đá được gọi là Mudflow Osceola. Vụ lở đất đã khiến cho núi mất hẳn đi gần 600m độ cao và dung nham nhanh chóng tràn ra xung quanh.

7.  Núi lửa phun trào gây ô nhiễm môi trường

Một vụ phun trào núi lửa không phải là một thảm họa môi trường mà chỉ là một sự kiện tự nhiên, và một phần tất yếu của quá trình hoạt động địa chấn. Núi lửa phun trào trở thành một thảm họa tiềm năng đối với con người không chỉ là việc đóng cửa các chuyến bay trên không phận châu Âu mà chính là do khí độc hại bị đẩy vào không gian cùng với khói tro bụi.
Những cột khói tro bụi với lượng khí độc cao có thể gây ra ô nhiễm không khí và thậm chí dẫn đến những trận mưa axit.  
Những cột khói tro bụi với lượng khí độc cao có thể gây ra ô nhiễm không khí và thậm chí dẫn đến những trận mưa axit. Người dân hít phải khí độc này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và nguy cơ mắc phải các căn bệnh đường hô hấp cao.

Trong năm 2007 một giảng viên ở Đại học Aberystwyth, Tiến sĩ John Gratton đã công bố lập luận rằng một vụ phun trào núi lửa ở Iceland vào năm 1783 đủ thổi khói độc hại vào bầu trời dẫn đến cái chết của hơn 30.000 người Anh nếu họ bị nhốt kín trong bầu không khí đó trong vòng 3 giờ đồng hồ.

8. Núi lửa cũng chính là những doanh nghiệp lớn
Cảnh quan xung quanh các ngọn núi lửa thường rất hoang sơ và tráng lệ.  
Giá trị của ngành công nghiệp du lịch núi lửa Hoa Kỳ và khu vực Nam Mỹ được ước tính là khoảng 232.000.000.000 USD. 
Một điều đáng chú ý về sự tồn tại của các núi lửa chính là khả năng làm ra tiền. Hay nói cách khác, mỗi ngọn núi lửa là một “doanh nghiệp” lớn. Theo FoCusWright, công ty nghiên cứu công nghiệp du lịch hàng đầu thế giới thì giá trị của ngành công nghiệp du lịch núi lửa Hoa Kỳ và khu vực Nam Mỹ được ước tính là khoảng 232.000.000.000 USD, và của châu Âu là vào khoảng 289.000.000.000 USD.

Rất nhiều công ty chuyên kinh doanh và đầu tư vào du lịch núi lửa mọc lên khắp nơi trên thế giới như Fuji, Kamchatka, Etna, Kilimanjaro. Cảnh quan xung quanh các ngọn núi lửa thường rất hoang sơ và tráng lệ. Đó là chưa kể đến nguồn suối nước nóng trào tuôn từ các mạch nước ngầm của núi lửa cũng là tài nguyên được khai thác triệt để.









Hoài Thư
(Tổng hợp và biên dịch)
Bình luận
vtcnews.vn