Bất ngờ những món đại kỵ của người Việt trong dịp Tết

Sức khỏeThứ Hai, 30/01/2017 07:00:00 +07:00

Quan niệm những món ăn phải kiêng kỵ của người Việt trong dịp Tết nguyên đán là nét văn hóa tín ngưỡng lâu đời với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Nói về các món ăn của người Việt trong dịp, các món ăn như thịt chó, cá mè, thịt vịt, mực, tôm, cua… thường bị kiêng trong những ngày đầu năm vì người ta tin rằng chúng sẽ mang lại vận “đen”.

Người miền Trung kiêng ăn trứng vịt lộn, cá mè,… bởi vì quan niệm ăn những món này sẽ không đem lại may mắn. Còn Người miền Nam kiêng ăn tôm vì sợ đi… giật lùi như tôm, công việc sang năm sẽ lùi chứ không tiến tới. Họ còn không ăn cua vì sợ ngang như cua, con cái khó dạy, công việc cũng không tiến tới được.

thuc pham kieng ngay tet

 Thịt chó, mực, thịt vịt, cá mè, trứng vịt lộn... là những món theo quan niệm người Việt phải kiêng tuyệt đối ngày Tết.

Ở miền Trung và miền Nam, một số loại hoa quả cũng bị kiêng trong năm mới như cam (vì cho rằng “quýt làm cam chịu”), kiêng quả lê (vì sợ lê lết), sapôchê – hồng xiêm (chê bai), chuối (chúi).

Còn đối với các dân tộc ở vùng cao, chó là vật nuôi không chỉ trung thành mà còn rất tinh khôn. Vì vậy, nhiều dân tộc vùng cao họ cũng kiêng không ăn thịt chó.

Vời người Tày, Nùng trong nhà có người mất chưa qua 120 ngày thì tết cũng như ngày bình thường kiêng ăn bánh gio. Bởi vì khi đưa người chết vào quan tài, bao giờ họ cũng đốt thóc, đốt ngô thành gio, bỏ vào quan tài, nếu ăn bánh gio (tro) là không biết thương người đã mất và người ăn cũng bị đánh giá là không được dạy dỗ. Ngoài ra họ còn cũng kiêng chuyện khách đến nhà mời không ăn.

Trong 3 ngày tết của người H’Mông, đặc biệt là người Mông ở Mộc Châu, Sơn La có tục lệ kiêng không ăn rau. Theo giải thích, cả năm trời, người Mông rất vất vả nên Tết không ải phải làm gì, chỉ ăn chơi, tận hưởng thành quả làm ra.

Trong mâm cỗ của mình, người Mông chỉ bày các món được làm từ thịt lợn, tuyệt đối không có rau xanh. Trong 3 ngày này, người Mông không mua bán, không tiêu tiền, với tín ngưỡng giữ lại của cải, tiền bạc trong gia đình, phụ nữ không được cầm kim chỉ để khâu vá để có vày lành, váy đẹp mặc cả năm.

Còn tại huyện Đại Từ, Thái Nguyên có tục kiêng cho người dưới ăn đầu gà, nhất là trong ngày Tết. Theo đó, người nào có vị trí quan trọng nhất, khách quan trọng nhất sẽ được gia chủ gắp cho cái đầu gà để thể hiện sự yêu mến, kính trọng. Nhiều người không biết lệ, nhận được sự “ưu ái” này thì phát hoảng nhưng không ăn thì cứ phải để trong bát, không được bỏ ra.

Tiến Phòng
Bình luận
vtcnews.vn