Báo Nga ca ngợi sức mạnh tên lửa Bastion-P của Việt Nam

Thế giớiThứ Sáu, 02/09/2016 15:57:00 +07:00

Tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P được coi là hệ thống vũ khí độc đáo, có một không hai trên thế giới, trang bị những quả đạn tên lửa có khả năng đánh chìm cả tàu sân bay.

Hãng thông tấn Sputnik của Nga mới đây có bài viết giới thiệu về sức mạnh tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P mà ngành công nghiệp quốc phòng nước này cung cấp cho Hải quân Nhân dân Việt Nam.

“Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ quốc gia ven biển là bảo vệ bờ biển của mình. Một phương tiện đáng tin cậy để thực hiện nhiệm vụ này là các hệ thống tên lửa chống hạm phòng thủ bờ biển. Một trong số đó là hệ thống Bastion với tên lửa hành trình siêu âm”, Sputnik viết.

bao-nga-ca-ngoi-suc-manh-ten-lua-bastion-p-cua-viet-nam

 Xe phóng tự hành K-340P của tổ hợp Bastion-P (Hải quân Việt Nam) hành quân

Theo chuyên gia quân sự Alexander Mozgovoi, tổ hợp tên lửa bờ Bastion bắt đầu được phát triển vào những năm 1980 để thay thế các tổ hợp Rubezh và Redut đã lỗi thời. Lưu ý rằng, các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam lần đầu tiên làm quen với tổ hợp Redut vào cuối những năm 1970.

Thế nhưng, do sự sụp đổ của Liên Xô và cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga vào những năm 1990, việc phát triển Bastion đã bị trì hoãn.

Các tổ hợp này được trang bị cho Quân đội Nga trong năm 2010. Tuy nhiên, quá trình phát triển trong một thời gian dài đã mang lại kết quả tốt, cho phép điều trị những "bệnh ấu trĩ" không thể tránh khỏi khi chế tạo một hệ thống mới. Trên thực tế, hệ thống Bastion là độc đáo có một không hai trên thế giới trước hết nhờ tên lửa có sức mạnh vượt trội, ông Alexander Mozgovoi nói tiếp.

Video: Lộ diện 'lá chắn thep bờ biển' Bastion-P của Việt Nam

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P được trang bị tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Onyx hay Yakhont (phiên bản xuất khẩu). "Tên lửa Onyx được biết đến trên thế giới với cái tên Yakhont (biến thể xuất khẩu của Onyx) được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước và áp chế vũ khí điện tử và hoả lực mạnh của đối phương.

Tên lửa bay nhanh hơn tốc độ âm thanh 2,6 lần. Dòng tên lửa này có tính cơ động rất cao, với đường bay rất phức tạp. Ngay sau khi được phóng, tên lửa có thể lên độ cao 15 km. Đài radar của hệ thống tự dẫn có thể phát hiện, theo dõi và bám mục tiêu.

Sau khi phát hiện mục tiêu, tên lửa tắt đài radar dẫn đường và hạ độ cao xuống 10-15 m. Nhờ phương pháp này tên lửa thoát khỏi vùng radar phòng không của đối phương. Sao đó đầu tự dẫn lại tiếp tục bật radar tìm kiếm, đeo bám và tiêu diệt mục tiêu.

bao-nga-ca-ngoi-suc-manh-ten-lua-bastion-p-cua-viet-nam-hinh-2

  Xe phóng tự hành đang dựng thẳng đứng ống phóng TPS.

Với đường bay rất phức tạp, tốc độ siêu nhanh và 'bộ não điện tử thông minh' Onyx là loại tên lửa khó bị đánh chặn nhất. "Khi bắn loạt đạn chống các tàu chiến của đối phương, chúng bay như 'đàn chim', chủ động tương tác với nhau. Mỗi tên lửa tự chọn mục tiêu của nó”, các chuyên gia quân sự Nga nói về Bastion-P.

Tổ hợp Bastion có thể là cố định hoặc cơ động. Bastion - phiên bản di động - có thể bảo vệ 600 km bờ biển trước bất kỳ 'vị khách không mời' nào đến từ đại dương. Tổ hợp có 4 ống phóng tên lửa thẳng đứng trên hai xe vận tải.

Sau hành trình dài 1.000 km với tốc độ lên đến 70 km/giờ, tổ hợp chỉ mất ba phút để chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu và phóng tên lửa. Sau đó ngay lập tức rời khỏi vị trí chiến đấu trước khi đối phương phát hiện nó và nếu có phát hiện thì không xử lý kịp.

Hiện nay, tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P chỉ được trang bị cho quân đội của ba nước: Nga, Việt Nam và Syria.

(Nguồn: Kiến Thức)
Bình luận
vtcnews.vn