Bán ‘nồi cơm’ chuyển sang dầu ăn, 'Vua bánh kẹo' đối mặt với điều gì?

Kinh tếThứ Ba, 28/06/2016 20:30:00 +07:00

Bán “nồi cơm” và thu về hàn ngàn tỷ đồng, 'Vua bánh kẹo' Kinh Đô quyết tâm lấn sân sang mảng kinh doanh mới – dầu ăn.

Cuối năm 2014, Công ty cổ phần Kinh Đô khiến giới chứng khoán chấn động khi công bố khoản đầu tư của Tập đoàn Mondelēz International vào mảng kinh doanh bánh kẹo của mình. Theo đó, Kinh Đô bán 80% mảng bánh kẹo cho Mondelēz International và thu về 7.846 tỷ đồng (tương đương 370 triệu USD).

Có được khoản tiền này, sang năm 2015, Kinh Đô thực hiện thương vụ khủng. Kinh Đô chi gần 530 tỷ để nắm giữ 51% vốn tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – Vocarimex. Tuy nhiên, cùng lúc đó, Kinh Đô cũng công bố nhiều kế hoạch tấn công sang một số lĩnh vực khác như mì gói, gia vị,... Vì vậy, cổ đông chưa rõ đâu là lĩnh vực Kinh Đô (hiện giờ đổi tên thành Kido) ưu tiên hơn cả.

dau-an

Thị trường dầu ăn nhận được sự quan tâm từ cả doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn

Phải tới Đại hội đồng cổ đông mới diễn, Kido mới xác nhận công ty sẽ thoái vốn toàn bộ khỏi ngành bánh kẹo và dồn sức đầu tư vào ngành thực phẩm gia vị mà trước mắt là dầu ăn.

Như vậy, sau hàng loạt thương vụ khủng với nhiều kế hoạch chuyển hướng táo bạo, đến bây giờ, Kido mới xác định dầu ăn sẽ là lĩnh vực công ty ưu tiên trong tương lai gần.

Trước khi tuyên bố tập trung vào dầu ăn, Kido đã tung ra thị trường 5 sản phẩm dầu ăn ở tất cả 3 phân khúc. Các chuyên gia ngành dầu ăn cho biết phân khúc mang lại lợi nhuận cao nhất trong ngành là phân khúc cao cấp. Kido nắm rõ điều này nên đã định vị 2 trong số 5 sản phẩm ở phân khúc này.

Tuy nhiên, khi bước chân vào thị trường dầu ăn, Kido đang đối diện với nhiều đối thủ sừng sỏ. Có mặt trên thị trường từ nhiều năm trước, dầu ăn Tường An, dầu ăn Cái Lân, dầu ăn Neptune,... đang chiếm thị phần lớn và “cản đường” bất cứ “lính mới” nào.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện ngày càng nhiều của những công ty nhỏ hơn cũng khiến “miếng bánh” trên thị  trường dầu ăn ngày càng nhỏ lại.

Có thể kể đến một số công ty nhỏ đã để lại nhiều dấu ấn trên thị trường như Công ty cổ phần Dầu thực vật Quang Minh với các nhãn hiệu Mr Bean, Oilla, Soon Soon, công ty cổ phần công nghệ thực phẩm Kicofood với sản phẩm dầu hướng dương nhập khẩu từ Nga.

Trong đó, sản phẩm dầu hướng dương của Kicofood khá được lòng các bà nội trợ vì dầu ăn hướng dương nhập khẩu từ Nga có một số đặc điểm nổi trội mà các sản phẩm khác không có được như giàu dưỡng chất, chất chống oxy hóa và giàu vitamin E, A, C, D.

dau-an

Với một số đặc điểm nổi trội mà các sản phẩm khác không có được như giàu dưỡng chất, chất chống oxy hóa và giàu vitamin E, A, C, D các sản phẩm của công ty nhập khẩu nhỏ như Kicofood hay Quang Minh vẫn chiếm được cảm tình của bà nội trợ

Với sản phẩm có nhiều đặc điểm nổi trội nên các công ty nhỏ như Quang Minh hay Kicofood vẫn chen chân vào thị trường dầu ăn để cạnh tranh với những ông lớn như Tường An. Thậm chí, họ có thể “gây khó dễ” cho Kido.

Thị trường dầu ăn đang cạnh tranh gay gắt nhưng nếu dựa vào hoạt động của Công ty cổ phần Dầu Thực vật Tường An, có thể thấy tiềm năng thị trường vẫn khá lớn khi các chỉ tiêu kinh doanh của Tường An tăng trưởng tốt. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế 2015 của Tường An đạt 70 tỷ đồng, tăng 7 tỷ  đồng, tương ứng 11% so với năm 2014.

Nếu tính theo quý, tốc độ tăng trưởng của Tường An còn mạnh hơn. Theo báo cáo tài chính quý 1/2016, lợi nhuận sau thuế trong kỳ của công ty đạt 21 tỷ đồng, tăng 6 tỷ đồng, tương ứng 40% so với quý 4/2015.

Nhờ các chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng tốt nên cổ phiếu TAC của Tường An nhận được sự quan tâm lớn từ giới đầu tư nên giá TAC tăng khá mạnh. Tính từ cuối năm 2015 tới ngày 28/6, TAC tăng 22.400 đồng/CP, tương ứng 59% lên 60.500 đồng/CP.

Ví dụ trường hợp của Tường An cho thấy dù thị trường cạnh tranh lớn nhưng “cửa” vẫn rất sáng cho các doanh nghiệp có chiến lược phù hợp.

Thanh Hà
Bình luận
vtcnews.vn