Bạn bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục, mà không biết?

Sức khỏeThứ Ba, 26/09/2017 14:22:00 +07:00

Có những trường hợp bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục mà không hay biết...

Trải qua tình một đêm hay một mối quan hệ ngắn ngủi nhằm giải quyết nhu cầu tình dục cho cả hai bên, hay khi người tình mới hỏi về lịch sử yêu đương của bạn, hoặc tệ hơn là lúc người yêu lâu năm thú nhận ngoại tình, lúc đó bạn mới lo lắng tự hỏi: "Liệu mình có bị lây bệnh tình dục hay không?".

Bạn vội vàng kiểm tra phần phụ của mình. Không ngứa. Không có vết loét. Không có mùi hôi lạ. Không đau khi đi tiểu. Không có dấu hiệu rõ ràng khiến bạn phải đến bác sĩ. Như vậy có nghĩa là bạn đã ổn, đúng không?

Câu trả lời là không. Bạn hoàn toàn có thể nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục (STDs) và không hề biết gì. Đôi khi các triệu chứng nhẹ. Đôi khi chúng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác, như trường hợp phụ nữ bị xuất huyết do nấm men.

Đôi khi bệnh tình dục không có triệu chứng nào cả. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra vấn đề về sức khoẻ.

Ảnh minh họa. 

1. Hãy gặp và nói chuyện với bác sĩ của bạn

Jeffrey D. Klausner, giáo sư y khoa và y tế công cộng tại Trường Y khoa David Geffen của UCLA nói: "Cùng một lúc chúng ta có thể nhiễm vi trùng ở trên da , trong miệng, hoặc trong đường tiêu hóa mà không hề biết, mầm bệnh có thể ở trong bộ phận sinh dục. Cách duy nhất để biết có bị STDs hay không là khám sức khoẻ và chia sẻ sức khỏe tình dục với bác sĩ hoặc y tá của bạn".

Phụ nữ thường thảo luận về sức khoẻ tình dục với bác sĩ phụ khoa. Nhưng cả phụ nữ và nam giới đều có thể nói chuyện với bác sĩ thường trú hoặc các bác sĩ y tá.

Klausner cho biết: "Bạn không cần phải đi khám bác sĩ. Tất cả các bên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu đều có thể làm xét nghiệm STDs”.

2. Tại sao bạn cần biết?

STDs rất phổ biến. Có khoảng 20 triệu trường hợp mắc STDs ở Hoa Kỳ mỗi năm. Hơn một nửa số người trưởng thành sẽ có khả năng mắc bệnh một lần trong cuộc đời của họ. Nếu bạn chưa được kiểm tra, bạn có thể lây nhiễm STDs sang người khác. Dù không biểu hiện triệu chứng, nó có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn và bạn đời.

Một số STDs, bao gồm bệnh Chlamydia và lậu, có thể gây vô sinh . Điều này đặc biệt đúng đối với phụ nữ. Những bệnh này có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease - PID), nhiễm trùng tử cung và các cơ quan sinh sản khác. Bệnh viêm vùng chậu có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, như bệnh giang mai và HIV, có thể gây tử vong. Một số bệnh nếu không được điều trị trong nhiều năm như bệnh giang mai cũng có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến não, hệ thần kinh và tim .

Một số chủng HPV có thể gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, ung thư dương vật ở nam giới, ung thư của hậu môn ở cả nam giới và phụ nữ.

3. Khi nào nên được kiểm tra

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), việc bao lâu bạn nên xét nghiệm phụ thuộc vào một vài điều:

- Độ tuổi

- Giới tính (Phụ nữ được xét nghiệm nhiều hơn nam giới vì nguy cơ vô sinh cao hơn).

- Khi bạn có nhiều hơn một bạn tình hoặc có một bạn tình mới.

- Nếu bạn mang thai.

- Nếu bạn là đàn ông và có quan hệ tình dục đồng giới.

- Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn (tình dục không có bao cao su).

- Nếu bạn chia sẻ kim tiêm với người khác.

- Nếu bạn chưa bao giờ được xét nghiệm nhưng đã quan hệ tình dục.

Teresa T. Byrd, bác sĩ, trợ lý giáo sư sản khoa, Khoa sản và khoa học sinh sản tại trường Y khoa Đại học Texas ở Houston nói: "Bạn có thể đã bị phơi nhiễm cách đây nhiều năm và vẫn bị nhiễm bệnh, vì vậy bạn vẫn có thể lây truyền sang người khác. Bạn có thể phải lặp lại các xét nghiệm nhất định mỗi 3 tháng một lần." Vì một số STDs có thể mất một thời gian để xuất hiện. "

Video: Phần mềm cấy não cho búp bê tình dục

4. Kiểm tra STDs

Các bệnh STDs khác nhau cần các xét nghiệm khác nhau. "Điều quan trọng là phải thảo luận về các loại hoạt động tình dục mà bạn đã có, điều này sẽ hướng dẫn bác sĩ sử dụng thử nghiệm nào", Klausner nói. Bạn có thể cần lấy mẫu máu hoặc nước tiểu, hay đưa miếng gạc vào vùng sinh dục hoặc miệng của bạn .

Bác sĩ sẽ kiểm tra tất cả các phương diện có tiềm năng bị phơi nhiễm. Nếu bạn đã có quan hệ tình dục qua đường hậu môn, bác sĩ sẽ kiểm tra trực tràng. Nếu bạn đã từng quan hệ tình dục bằng miệng, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ họng. cũng có một số xét nghiệm tăm bông mà bạn có thể tự làm.

Không nên nghĩ rằng bác sĩ sẽ tự động kiểm tra STDs khi bạn đến gặp. Việc bạn có một xét nghiệm tế bào để tìm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung - PAP (hoặc xét nghiệm máu), điều đó không có nghĩa là bạn đang xét nghiệm mọi thứ. Bạn phải hỏi về xét nghiệm mà bạn đang được kiểm tra. Nếu bạn đang lo lắng và bạn nghĩ rằng bạn cần được xét nghiệm, hãy yêu cầu nó.

(Nguồn: Sức khỏe đời sống)
Bình luận
vtcnews.vn