Bài thuốc, vị thuốc chữa yếu sinh lý

Sức khỏeThứ Hai, 07/09/2015 10:01:00 +07:00

Bai thuoc chua benh yeu sinh ly - Bài thuốc chữa yếu sinh lý dành cho quý ông, giúp người yếu sinh lý được cải thiện.

Bài thuốc chữa yếu sinh lý dành cho quý ông, giúp người yếu sinh lý được cải thiện.

Theo Y học cổ truyền, nhục thung dung có tác dụng bổ thận, cường dương, thêm tinh, mạnh sức, nhuận tràng, được dùng làm thuốc tăng lực, bồi bổ tinh khí, chữa di tinh, mộng tinh, liệt dương...

Nhục thung dung

Đặc tính của cây

Nhục thung dung (NTD) là cây ký sinh trên rễ các cây khác, sống hàng năm. Thân có hình trụ, cao chừng 30cm. Phần thân rễ phát triển thành củ. Lá thành vảy, màu vàng sẫm xếp như lợp ngói. Hoa tự bông mọc ở ngọn, mùa thu hoa nở màu tím sẫm, hình môi. Quả nang hình cầu, chứa nhiều hạt. Cây mọc chủ yếu trên núi cao ở các cây to râm mát. Cây có ở Trung Quốc, Nhật Bản.


 Nhục thung dungchữa yếu sinh lý

Ở nước ta, NTD được nhập từ Trung Quốc để sử dụng trong Y học cổ truyền. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (vẫn gọi là củ). Củ to mập, mềm, nhiều dầu, ngoài có vảy mịn mềm, đen, không mốc là tốt. Cách chế biến: để nguyên củ, đồ (hấp) chín, phơi sấy khô khi dùng rửa sạch, thái lát dày khoảng 1-2mm, phơi khô. Có thể đồ mềm, cho dễ thái.

Tác dụng dược lý

Cao chiết NTD cho động vật thử nghiệm uống hàng ngày liên tục trong một tuần, có tác dụng làm cho động vật tăng trọng nhanh, tăng sức vận động thể lực trong thử nghiệm trên động vật bắt buộc phải vận động gắng sức liên tục, cho tới khi kiệt sức và làm tăng khả năng chịu đựng đối với điều kiện thiếu oxy mô.

Dược thảo này có hoạt tính chống oxy hóa, bảo vệ các mô khỏi bị tổn hại do các gốc tự do, các gốc tự do là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh và thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.


NTD có tác dụng kích thích hệ dưới đồi tuyến yên, dẫn đến sự tăng tiết hormone kích thích nang trứng và sự rụng trứng. Nó cũng làm tăng hoạt tính miễn dịch và sự thực bào của đại thực bào. Hai hoạt chất acteosid và echinocosid có tác dụng làm tăng chức năng sinh dục và làm tăng khả năng của trí nhớ. Các chất này có tác dụng ngăn ngừa các rối loạn hoạt động tình dục. Ngoài ra, NTD còn có tác dụng chống viêm và giảm đau.

Công dụng

Theo Y học cổ truyền, NTD có tác dụng bổ thận, cường dương, thêm tinh, mạnh sức, nhuận tràng. NTD được dùng làm thuốc chữa yếu sinh lý, tăng lực, bồi bổ tinh khí, chữa di tinh, mộng tinh, liệt dương, lưng gối lạnh đau, táo bón, chữa băng huyết, bạch đới. Dùng liều lớn có tác dụng nhuận tràng. Ngày dùng 8-20g, phối hợp với các vị khác.

Kiêng kỵ: người đang tiêu chảy không dùng.

Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, NTD được dùng để bổ tinh, làm mạnh xương, tăng tuổi thọ, chống lão suy và điều trị các chứng bệnh liệt dương vô sinh, đau lưng, táo bón. Ngoài ra, còn được dùng làm thuốc tăng cường miễn dịch, an thần và giảm đau.

Bài thuốc có NTD

Chữa liệt dương xuất tinh sớm: NTD 12g, phá cố chỉ 8g, ngũ vị tử 4g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia làm 2 lần uống sáng và chiều.

Chữa nam giới liệt dương và người già thận yếu, đau lưng mỏi gối: NTD, đổ trọng, ba kích, phá cố chỉ, kỷ tử, mỗi vị 100g, dương vật con chó khỏe hay con dê 1 cái. Ngâm với 1 lít rượu 40 độ trong 1 tháng... Mỗi ngày uống 30ml, hoặc nấu cháo NTD vớI thịt dê ăn.

Chữa phụ nữ khí huyết suy tổn khó có khả năng mang thai: NTD, cao ban long, đỗ trọng, đương quy, mạch môn, các vị lượng bằng nhau. Làm viên, uống mỗi ngày 20-30g.

Chữa người yếu thận, đi tiểu nhiều lần: NTD 20g, thục địa 16g, thỏ ty tử 12g, ngũ vị tử 8g. Các vị trên tán nhỏ, dùng hoài sơn nấu chín làm hồ luyện thành viên. Ngày dùng 30g, chia 2 lần.

Tơ hồng vàng

Tơ hồng, vị thuốc chữa yếu sinh lý
Tơ hồng, vị thuốc chữa yếu sinh lý 
Đặc tính của cây


Tơ hồng (TH) vàng là dây leo, ký sinh trên nhiều loại cây. Thân hình sợi, màu vàng sẫm pha đỏ, mọc quấn. Cây có rễ mút để hút thức ăn từ cây chủ, TH tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt, song cũng có khả năng tái sinh vô tính khỏe. Bộ phận dùng là hạt đã được phơi hay sấy khô (thỏ ty tử).

Tác dụng dược lý TH vàng có tác dụng kích thích miễn dịch, chống viêm, an thần, giảm đau và tác dụng phòng ngừa ung thư.

Công dụng

Theo Y học cổ truyền, hạt TH có tác dụng bổ can thận, ích tinh tủy, mạnh gân cốt, thông tiểu, nhuận tràng. Hạt TH được dùng làm thuốc chữa thận hư tinh lạnh, liệt dương, di tinh, gối lưng đau mỏi, đau nhức gân xương, tiểu đục. Ngày dùng 12-20g phối hợp với các vị khác. Kiêng kỵ: người táo bón không dùng.

Bài thuốc có TH vàng

Chữa thận hư không tàng tinh, di tinh: hạt TH 8g, thục địa, cao ban long, mỗi vị 12g, hoài sơn, kỷ tử, đương quy, đỗ trọng, phụ tử chế, mỗi vị 8g, sơn thù 6g, nhục quế 4g. Tán bột làm viên, uống mỗi ngày 10-20g hoặc sắc uống ngày một thang.

Chữa yếu sinh lý, liệt dương: hạt TH 12g, lộc giác giao 20g, thục địa, phá cố chỉ, bá tử nhân, phục linh, mỗi vị 12g. Làm viên, mỗi ngày uống 20-30g.

Chữa đau lưng mỏi gối do thận suy yếu: hạt TH 12g, cẩn tích, củ mài, mỗi vị 20g, bổ cốt toái, tỳ giải, đỗ trọng, mỗi vị 16g, rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa khí hư do thận hư: hạt TH 8g, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 12g, sơn thù, đan bì, phục linh, phụ tử chế, trạch tả, khiếm thực, tang phiêu tiêu, mỗi vị 8g, nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang.

» Ăn gì để bổ thận tráng dương, tăng cường 'chuyện yêu'?
» Những món ăn bổ thận tráng dương ngày hè
» Ăn gì để bổ thận tráng dương?
» Món ăn cho quý ông ngại yêu
GS. Đoàn Thị Nhu/SKĐS
Bình luận
vtcnews.vn