Bài thuốc chữa bệnh 'thần kỳ' từ củ lạc

Đời sốngThứ Sáu, 24/04/2015 03:27:00 +07:00

Lạc chứa 40 - 50% chất béo, chứa 20% chất đạm với nhiều axit amin quý, có nhiều muối khoáng, ngoài ra còn chứa vitamin B và nhiều hoạt chất sinh học.

(VTC News) - Lạc chứa 40 - 50% chất béo, chứa 20% chất đạm với nhiều axit amin quý, có nhiều muối khoáng, ngoài ra còn chứa vitamin B và nhiều hoạt chất sinh học.

Củ lạc giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. 

Theo Đông y lạc vị ngọt không độc có kiện tỳ vị, nhuận phế hóa đờm, bổ dưỡng điều khí, trị ho, vỏ đỏ của lạc có thể kháng trị huyết dung giải, thúc đẩy tủy xương tạo ra huyết, rút ngắn thời gian xuất huyết, từ đó có tác dụng giảm xuất huyết, nâng cao sức đề kháng cơ thể.

Bổ khí huyết, tăng tiết sữa 

Hạt lạc cả vỏ lụa 50g, 1 cái chân giò nhỏ, nấm hương 20g, gia vị vừa đủ. Cách chế biến: Chân giò lọc lấy thịt nạc, bỏ bớt mỡ thái miếng nhỏ, xương chặt nhỏ ướp với gia vị vừa vặn đem hầm nhừ cùng với lạc. Sau đó thêm nấm hương, gia vị vừa vặn cách ngày ăn một lần. Ăn  khoảng 7 - 10 lần.

Chữa đi tiểu ra máu do vận động nhiều

Lạc nhân, hạt sen đã bỏ vỏ cứng và tâm sen mỗi thứ 30 g. Nấu sôi xong cho lửa nhỏ hầm thật nhừ, sau đó cho 1 thìa đường vào đun tiếp, một lúc sau đem ăn, 2 ngày ăn một lần.

Chữa đau họng, khản tiếng do lạnh

Lạc nhân cả vỏ lụa 100g cho nước vào nấu chín, thêm gia vị, cách ngày ăn ngày 1 lần, ăn liên tục 10 ngày. Cần giữ ấm, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Thiếu máu do huyết hư

Hạt lạc cả vỏ lụa 15g nấu với nước, chia làm 2 lần, ăn trong ngày. ăn liên tục 1 tháng sẽ có kết quả tốt.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Lạc nhân cả vỏ lụa 15g, lá dâu 15g, đường phèn vừa đủ. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ ngập nước sắc kỹ, chia làm 2 - 3 lần ăn trong ngày, khi ăn có thể ăn cả lá dâu hoặc bỏ lá dâu. Dùng 1 tháng.

Tuy nhiên có một số đối tượng không nên ăn lạc

Người bị bệnh gout

Nguyên nhân gây bệnh gout là do có sự rối loạn chuyển hóa acid uric, làm tăng lượng acid uric trong máu. Chế độ ăn uống nhiều chất béo sẽ làm giảm bài tiết axit uric khiến cho bệnh có xu hướng trầm trọng hơn. Trong khi đó, lạc lại rất giàu protein và chất béo. Bởi vậy nếu đã mắc bệnh gút thì không được ăn nhiều lạc.

Người bị bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường cần phải kiểm soát lượng năng lượng tiêu thụ hàng ngày. Chẳng hạn như việc sử dụng dầu ăn hàng ngày không được quá 3 muỗng cà phê (30g), trong khi đó 18 hạt lạc tương đương với một thìa dầu (10g) khoảng 90 kilocalories. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cũng nên tránh ăn nhiều lạc.

Người bị bệnh mỡ máu

Trong lạc có chứa một lượng lớn chất béo, những người bị cao huyết áp ăn lạc sẽ làm cho lượng mỡ trung bình trong máu tăng lên, lượng mỡ trong máu tăng sẽ kèm với hiện tượng xơ cứng động mạch, cao huyết áp, rất có hại cho cơ thể.

Người có bệnh dị ứng

Lạc có thể gây dị ứng và nhiều trường hợp đe dọa đến tính mạng của người ăn do gây nên phản ứng dị ứng mạnh. Bởi vậy, nếu bạn có tiền sử về căn bệnh dị ứng, cần thận trọng khi ăn lạc và chỉ ăn khi bạn chắc chắn rằng thực phẩm này không gây dị ứng cho bạn.


An Nhiên (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn