Áo dài có họa tiết bị nghi đạo tranh cổ Nhật Bản gây xôn xao

Văn hóa - Giải tríThứ Bảy, 31/01/2015 05:44:00 +07:00

Xung quanh dư luận về BST áo dài của 2 NTK Thế Huy và Hải Long đây gây xôn xao dư luận trong giới thời trang thời gian gần đây, rất nhiều nghệ sĩ đã lên tiếng

(VTC News) - Xung quanh dư luận về BST áo dài của 2 NTK Thế Huy và Hải Long đây gây xôn xao dư luận trong giới thời trang thời gian gần đây, rất nhiều nghệ sĩ đã lên tiếng.

Đa số ý kiến đều cho rằng, khâu kiểm duyệt của tạp chí chưa thực sự được chú trọng, để xuất hiện những thông tin không chính xác về bộ hình.

Theo đó, BST Sắc màu Malacca trên tạp chí Heritage với những hoạ tiết áo dài nổi bật, nhận được nhiều lời khen tặng của độc giả trong nước, và cả nhiều du khách quốc tế, với mục đích nhằm quảng bá và giới thiệu giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam với du khách quốc tế.

Đạo váy
Thiết kế được cho là lấy cảm hứng từ long bào Việt Nam lại là đạo từ bức tranh cổ của Nhật Bản
Những thông tin miêu tả về BST này cũng đề cao tính dân tộc khi nói rằng, BST được lấy cảm hứng từ long bào cổ Việt Nam.

Nhưng sau đó, rất nhiều ý kiến đã nhận ra rằng, BST lấy cảm hứng từ những hoạ tiết sóng đặt trưng của Nhật Bản, khiến cho dư luận đặt hoài nghi về nghi án vay mượn ý tưởng. Chúng tôi đã liên lạc để tao đổi thêm với điêu khắc gia Đinh Công Đạt về câu chuyện nhạy cảm này.
Hai NTK Thế Huy và Hải Long
Hai NTK Thế Huy và Hải Long 
Điêu khắc gia Đinh Công Đạt là người nghiên cứu văn hoá truyền thống Việt Nam lâu năm, cũng là người rất am hiểu về văn hoá Nhật Bản, tỏ ra bức xúc trước vấn đề này.

Anh cho rằng những người kiểm duyệt cấp cao về các sản phẩm văn hoá trước tiên phải là những người có chuyên môn, chỉ như vậy mới không để lọt những sản phẩm có nội dung chưa rõ ràng.

Anh cũng cho rằng, nếu những du khách Nhật nhìn ra điều này trên ấn phẩm, đó sẽ là điều rất khó để bào chữa khi mà chúng ta đã gắn mác quảng bá và giới thiệu văn hoá truyền thống, không nhẽ văn hoá truyền thống Việt Nam lại là cảm hứng vay mượn của Nhật Bản.
Đinh Công Đạt
Hoạ sỹ Đinh Công Đạt và NTK Công Trí 
Anh chia sẻ: 'Bức Stunami của Hokusai nổi tiếng đến mức nó trở thành icon khi ai đó muốn thể hiện sự dữ dội của biển, nó giống như là đại sứ về văn hóa Nhật, ở đây không thể bào chữa, không thể bao biện rằng nhầm lẫn, chỉ có thể nói đó là sự thiếu trách nhiệm, yếu văn hóa của người làm biên tập.

Muốn nói gì thì nói, cuốn Heritage cũng như một cửa sổ nhỏ cho khách bốn phương trước khi đặt chân vào Việt Nam.

Việc hành động tắc trách, thiếu văn hoá của người làm biên tập giống như một thông báo cho khách bốn phương hiểu rằng dân tộc tôi vốn có thói quen cóp nhặt, vay mượn văn hóa một cách có truyền thống hoặc nói trắng ra là dân tộc tôi vốn có thói quen ăn cắp ít nhất là về lĩnh vực văn hóa'.
Đạo váy
Bức hoạ Tsuname của hoạ sỹ Hokusai 
Ông Dương Trí Thành, Tổng biên tập của tạp chí Heritage cho biết ông sẽ kiểm tra, rà soát ngay lại BST này khi dư luận đang xôn xao.

Ông Thành cũng phát biểu quan điểm cá nhân: 'Hiện tại lĩnh vực này cũng có nhiều ý kiến về một việc, nhưng phải rất rõ ràng làm 'ra ngô ra khoai'. Người biên tập phải chịu trách nhiệm trong vấn đề này trước khi bộ hình ra mắt công chúng.'

Yên Thảo

Bình luận
vtcnews.vn