Ảnh vệ tinh siêu bão Hagupit mạnh ngang ngửa bão Haiyan

Thời sựThứ Sáu, 05/12/2014 07:30:00 +07:00

Philippines đang sơ tán người dân sống ở thành phố Tacloban nằm trên đường đi của siêu bão Hagupit, cơn bão được dự đoán mạnh nhất năm 2014. (Theo Zing)

Siêu bão Hagupit với sức gió đạt 240 km/h, giật 300 km/h đang tiến vào khu vực tây tây bắc thành phố Tacloban, đô thị 218.000 từng bị bão Haiyan tàn phá trong năm 2013. Theo dự báo, bão sẽ tiến vào đất liền Philippines trong sáng sớm ngày 6/12 với gió mạnh cùng sóng lớn, có khả năng đe dọa các khu vực ven biển. Ảnh mây vệ tinh NASA chụp Hagupit hôm 3/12. Ảnh: NASA

Siêu bão Hagupit với sức gió đạt 240 km/h, giật 300 km/h đang tiến vào khu vực tây tây bắc thành phố Tacloban, đô thị 218.000 từng bị bão Haiyan tàn phá trong năm 2013. Theo dự báo, bão sẽ tiến vào đất liền Philippines trong sáng sớm ngày 6/12 với gió mạnh cùng sóng lớn, có khả năng đe dọa các khu vực ven biển. Ảnh mây vệ tinh NASA chụp Hagupit hôm 3/12. Ảnh: NASA

Vị trí bão hình thành và đường đi dự kiến của bão trong các ngày tiếp theo. Hagupit đã đạt cấp 4 theo thang dự báo bão 5 cấp Saffir-Simpson. Người ta dự đoán nó tiếp tục mạnh lên và sẽ trở thành bão cấp 5 với sức gió mạnh nhất đạt 300 km/h. Ảnh: Hải quân Mỹ

Vị trí bão hình thành và đường đi dự kiến của bão trong các ngày tiếp theo. Hagupit đã đạt cấp 4 theo thang dự báo bão 5 cấp Saffir-Simpson. Người ta dự đoán nó tiếp tục mạnh lên và sẽ trở thành bão cấp 5 với sức gió mạnh nhất đạt 300 km/h. Ảnh: Hải quân Mỹ

Ảnh vệ tinh chụp bão Hagupit hôm 2/12. Các chuyên gia khí tượng cảnh báo bão đang đi qua vùng biển nóng nên có nhiều điều kiện để mạnh lên. Hiện tại, bão di chuyển với vận tốc 32 km/h theo hướng thẳng vào lãnh thổ Philippines. Ảnh: NASA

Ảnh vệ tinh chụp bão Hagupit hôm 2/12. Các chuyên gia khí tượng cảnh báo bão đang đi qua vùng biển nóng nên có nhiều điều kiện để mạnh lên. Hiện tại, bão di chuyển với vận tốc 32 km/h theo hướng thẳng vào lãnh thổ Philippines. Ảnh: NASA

Máy ảnh hồng ngoại trên vệ tinh khí tượng Aqua của NASA chụp bão hôm 30/11, khi nó mới hình thành trên biển. Màu những đám mây gần tâm bão cho thấy nhiệt độ -53 độ C. Khu vực xung quanh có nhiệt độ cao hơn. Ảnh: NASA

Máy ảnh hồng ngoại trên vệ tinh khí tượng Aqua của NASA chụp bão hôm 30/11, khi nó mới hình thành trên biển. Màu những đám mây gần tâm bão cho thấy nhiệt độ -53 độ C. Khu vực xung quanh có nhiệt độ cao hơn. Ảnh: NASA

Công cụ dự báo thời tiết Rapidscat trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS) chụp bão Hagupit hôm 2/12. Nó cho thấy gió di chuyển với vận tốc 25 m/s, tương đương 92,6 km/h. Ảnh: NASA

Công cụ dự báo thời tiết Rapidscat trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS) chụp bão Hagupit hôm 2/12. Nó cho thấy gió di chuyển với vận tốc 25 m/s, tương đương 92,6 km/h. Ảnh: NASA

Màu sắc trên ảnh vệ tinh của Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) cho thấy nhiệt độ cực thấp xung quanh tâm bão hôm 3/12. Ảnh: NOAA

Màu sắc trên ảnh vệ tinh của Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) cho thấy nhiệt độ cực thấp xung quanh tâm bão hôm 3/12. Ảnh: NOAA

Máy ảnh hồng ngoại trên Vệ tinh khí tượng MTSAT2 chụp hình hình bão Hagupit trong ngày 4/12, 4/12/2014. Thang nhiệt độ ứng với màu sắc bão nằm kèm theo cho thấy khu vực lạnh nhất vượt ngưỡng -80 độ C. Ảnh: NOAA

Máy ảnh hồng ngoại trên Vệ tinh khí tượng MTSAT2 chụp hình hình bão Hagupit trong ngày 4/12, 4/12/2014. Thang nhiệt độ ứng với màu sắc bão nằm kèm theo cho thấy khu vực lạnh nhất vượt ngưỡng -80 độ C. Ảnh: NOAA

Bình luận
vtcnews.vn