Ảnh thủy thủ đoàn tàu ngầm Kilo Hà Nội

Thời sựThứ Ba, 31/12/2013 08:44:00 +07:00

Tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ cập cảng Cam Ranh vào hôm nay (31/12), tất cả thủy thủ đoàn của tàu ngầm đầu tiên thuộc Hải quân Việt Nam đã sẵn sàng. (Theo Đất Việt)

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, mỗi chiếc tàu ngầm Kilo 636MV của Việt Nam có sức chiến đấu tương đương với một lữ đoàn tàu mặt nước nên việc lựa chọn thủy thủ tàu ngầm vô cùng nghiêm ngặt.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, mỗi chiếc tàu ngầm Kilo 636MV của Việt Nam có sức chiến đấu tương đương với một lữ đoàn tàu mặt nước nên việc lựa chọn thủy thủ tàu ngầm vô cùng nghiêm ngặt.

Vì vậy, công tác tuyển chọn và đào tạo thủy thủ tàu ngầm cho Hải quân Việt Nam được tiến hành nghiêm ngặt từ yêu cầu sức khỏe tốt đến lý lịch gia đình, phẩm chất chính trị. (Trong ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh gặp gỡ, giao nhiệm vụ cho sĩ quan và thủy thủ tàu ngầm Việt Nam trước khi lên đường sang Nga đào tạo).

Vì vậy, công tác tuyển chọn và đào tạo thủy thủ tàu ngầm cho Hải quân Việt Nam được tiến hành nghiêm ngặt từ yêu cầu sức khỏe tốt đến lý lịch gia đình, phẩm chất chính trị. (Trong ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh gặp gỡ, giao nhiệm vụ cho sĩ quan và thủy thủ tàu ngầm Việt Nam trước khi lên đường sang Nga đào tạo).

Nhiều tiêu chí khi tuyển chọn thủy thủ tàu ngầm còn cao hơn tuyển chọn phi công chiến đấu. Bởi nếu một phi công lái máy bay không may gây ra sự cố thì thiệt hại chỉ một máy bay, nhưng đối với thủy thủ tàu ngầm thì ngoài giá trị vật chất một chiếc tàu ngầm lớn gấp nhiều lần máy bay thì giá trị tính mạng hàng chục thủy thủ không thể tính được. (Trong ảnh: Thủy thủ tàu ngầm Việt Nam tại Nga được báo chí Trung Quốc đăng tải năm 2011)

Nhiều tiêu chí khi tuyển chọn thủy thủ tàu ngầm còn cao hơn tuyển chọn phi công chiến đấu. Bởi nếu một phi công lái máy bay không may gây ra sự cố thì thiệt hại chỉ một máy bay, nhưng đối với thủy thủ tàu ngầm thì ngoài giá trị vật chất một chiếc tàu ngầm lớn gấp nhiều lần máy bay thì giá trị tính mạng hàng chục thủy thủ không thể tính được. (Trong ảnh: Thủy thủ tàu ngầm Việt Nam tại Nga được báo chí Trung Quốc đăng tải năm 2011)

Ngoài thời gian đào tạo ở Học viện Kỹ thuật Quân sự gần 1 năm, gồm học tiếng, rèn luyện sức khỏe và các môn đại cương tàu ngầm, các thủy thủ tiếp tục được chọn lựa chọn lần cuối để sang Nga đào tạo tiếp gần 1,5 năm nữa. Các sĩ quan, thủy thủ tàu ngầm Việt Nam được trực tiếp thao tác, thực hành ngay trên con tàu mà mình làm chủ dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, sau đó các kíp độc lập khai thác, vận hành, làm chủ tàu dưới sự giám sát chặt chẽ của các giáo viên nước ngoài.

Ngoài thời gian đào tạo ở Học viện Kỹ thuật Quân sự gần 1 năm, gồm học tiếng, rèn luyện sức khỏe và các môn đại cương tàu ngầm, các thủy thủ tiếp tục được chọn lựa chọn lần cuối để sang Nga đào tạo tiếp gần 1,5 năm nữa. Các sĩ quan, thủy thủ tàu ngầm Việt Nam được trực tiếp thao tác, thực hành ngay trên con tàu mà mình làm chủ dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, sau đó các kíp độc lập khai thác, vận hành, làm chủ tàu dưới sự giám sát chặt chẽ của các giáo viên nước ngoài.

Tuy nhiên, cho dù vũ khí hiện đại đến đâu nhưng nếu yếu tố làm chủ con tàu, nhất là không khai thác hết những tính năng ưu việt và cách đánh không sáng tạo, linh hoạt thì hiệu suất chiến đấu của tàu sẽ giảm đi nhiều. Đây là bài toán khó đang đặt ra đối với các sĩ quan, thủy thủ Hải quân. (Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện với Thuyền trưởng tầu ngầm Hà Nội, Thiếu tá Nguyễn Văn Quán trong chuyến thăm tàu ngầm Hà Nội hồi tháng 5/2013)

Tuy nhiên, cho dù vũ khí hiện đại đến đâu nhưng nếu yếu tố làm chủ con tàu, nhất là không khai thác hết những tính năng ưu việt và cách đánh không sáng tạo, linh hoạt thì hiệu suất chiến đấu của tàu sẽ giảm đi nhiều. Đây là bài toán khó đang đặt ra đối với các sĩ quan, thủy thủ Hải quân. (Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện với Thuyền trưởng tầu ngầm Hà Nội, Thiếu tá Nguyễn Văn Quán trong chuyến thăm tàu ngầm Hà Nội hồi tháng 5/2013)

Để khắc phục yếu tố này, các kíp tàu của Hải quân trong quá trình đào tạo ở nước ngoài đều rất cố gắng để nắm bắt công nghệ, các thao tác kỹ thuật, khả năng thực hành và xử lý các tình huống. Sự thuần thục trong khai thác các trang bị là yêu cầu bắt buộc đối với các thủy thủ. Sau khi làm chủ, vận hành được tàu ngầm, các thủy thủ phải tiếp tục được huấn luyện nâng cao về kỹ, chiến thuật khi tác chiến trên biển.

Để khắc phục yếu tố này, các kíp tàu của Hải quân trong quá trình đào tạo ở nước ngoài đều rất cố gắng để nắm bắt công nghệ, các thao tác kỹ thuật, khả năng thực hành và xử lý các tình huống. Sự thuần thục trong khai thác các trang bị là yêu cầu bắt buộc đối với các thủy thủ. Sau khi làm chủ, vận hành được tàu ngầm, các thủy thủ phải tiếp tục được huấn luyện nâng cao về kỹ, chiến thuật khi tác chiến trên biển.

Ý thức được niềm vinh dự là lực lượng đặc biệt của Hải quân nhân dân Việt Nam, các sĩ quan thủy thủ tàu ngầm trong quá trình học tập ở nước ngoài đều rất nỗ lực, chấp hành nghiêm kỷ luật, tích cực học tập đạt kết quả rất tốt. (Trong ảnh: Cán bộ chiến sĩ đội tàu ngầm Hà Nội)

Ý thức được niềm vinh dự là lực lượng đặc biệt của Hải quân nhân dân Việt Nam, các sĩ quan thủy thủ tàu ngầm trong quá trình học tập ở nước ngoài đều rất nỗ lực, chấp hành nghiêm kỷ luật, tích cực học tập đạt kết quả rất tốt. (Trong ảnh: Cán bộ chiến sĩ đội tàu ngầm Hà Nội)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt tay từng cán bộ chiến sĩ trong đội tàu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt tay từng cán bộ chiến sĩ trong đội tàu.

Hình ảnh thủy thủ tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội tại Nga.

Hình ảnh thủy thủ tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội tại Nga.

Cái ôm hôn thắm thiết của người đứng đầu Chính phủ với Thuyền trưởng đầu tiên của tàu ngầm Hải quân nhân dân Việt Nam.

Cái ôm hôn thắm thiết của người đứng đầu Chính phủ với Thuyền trưởng đầu tiên của tàu ngầm Hải quân nhân dân Việt Nam.

Không chỉ tích cực huấn luyện thủy thủ, cuối tháng 5/2013 vừa qua, Hải quân Việt Nam đã quyết định thành lập Lữ đoàn tàu ngầm 189 tại Cam Ranh. Đây là lữ đoàn tàu ngầm hiện đại đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng với các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Không chỉ tích cực huấn luyện thủy thủ, cuối tháng 5/2013 vừa qua, Hải quân Việt Nam đã quyết định thành lập Lữ đoàn tàu ngầm 189 tại Cam Ranh. Đây là lữ đoàn tàu ngầm hiện đại đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng với các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Lực lượng tàu ngầm là miếng ghép cuối cùng để Quân chủng Hải quân có đầy đủ các binh chủng, đủ sức mạnh chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. 5 binh chủng đó là: binh chủng tàu mặt nước, binh chủng tàu ngầm, binh chủng pháo binh- tên lửa bờ, binh chủng hải quân đánh bộ, binh chủng không quân hải quân. (Trong ảnh: Tàu ngầm Hà Nội lên đường về Việt Nam)

Lực lượng tàu ngầm là miếng ghép cuối cùng để Quân chủng Hải quân có đầy đủ các binh chủng, đủ sức mạnh chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. 5 binh chủng đó là: binh chủng tàu mặt nước, binh chủng tàu ngầm, binh chủng pháo binh- tên lửa bờ, binh chủng hải quân đánh bộ, binh chủng không quân hải quân. (Trong ảnh: Tàu ngầm Hà Nội lên đường về Việt Nam)

Hiện nay, công tác chuẩn bị để đón nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên của Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam đã hoàn tất. Tại quân cảng Cam Ranh, nơi tàu ngầm Hà Nội neo đậu là cầu cảng được xây dựng bên trong quân cảng Cam Ranh, gần đó là khu nhà ở dành cho các thủy thủ của tàu. Sát bên cầu cảng là một ụ nổi được Việt Nam nhập khẩu từ Nga trong khuôn khổ hợp đồng mua 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo dự án 636.

Hiện nay, công tác chuẩn bị để đón nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên của Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam đã hoàn tất. Tại quân cảng Cam Ranh, nơi tàu ngầm Hà Nội neo đậu là cầu cảng được xây dựng bên trong quân cảng Cam Ranh, gần đó là khu nhà ở dành cho các thủy thủ của tàu. Sát bên cầu cảng là một ụ nổi được Việt Nam nhập khẩu từ Nga trong khuôn khổ hợp đồng mua 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo dự án 636.

Hiện nay, trung tâm huấn luyện tàu ngầm Cam Ranh cũng đã sẵn sàng. Đây là một cơ sở huấn luyện trên bờ, trông giống như một chiếc tàu ngầm nhưng không có lớp vỏ bên ngoài, nó sẽ được sử dụng để huấn luyện, bồi dưỡng các thao tác cho thủy thủ đoàn và nhân viên trên tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua của Nga.

Hiện nay, trung tâm huấn luyện tàu ngầm Cam Ranh cũng đã sẵn sàng. Đây là một cơ sở huấn luyện trên bờ, trông giống như một chiếc tàu ngầm nhưng không có lớp vỏ bên ngoài, nó sẽ được sử dụng để huấn luyện, bồi dưỡng các thao tác cho thủy thủ đoàn và nhân viên trên tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua của Nga.

Bình luận
vtcnews.vn