Ảnh hiếm về tỉnh Cao Bằng năm 1993

Thời sựThứ Ba, 28/10/2014 09:27:00 +07:00

(VTC News) - Đến Cao Bằng năm 1993, nhiếp ảnh gia người Đức chụp được nhiều khoảnh khắc thú vị về cuộc sống cũng như phong cảnh hùng vĩ nơi địa đầu Việt Nam.

Trên hành trình đến thị xã Cao Bằng, phong cảnh núi rừng trùng điệp và những con đường như sợi chỉ vắt vẻo qua các dãy núi luôn tạo cảm xúc mạnh cho nhà nhiếp ảnh Reisen.

Trên hành trình đến thị xã Cao Bằng, phong cảnh núi rừng trùng điệp và những con đường như sợi chỉ vắt vẻo qua các dãy núi luôn tạo cảm xúc mạnh cho nhà nhiếp ảnh Reisen.

Từ góc máy trên đỉnh đèo hiểm trở, bông lau và thấp thoáng ruộng bậc thang vẫn là những nét phong cảnh đặc trưng của vùng cao cho  đến tận bây giờ, hơn 20 năm sau khi những bức hình này được bấm máy.

Từ góc máy trên đỉnh đèo hiểm trở, bông lau và thấp thoáng ruộng bậc thang vẫn là những nét phong cảnh đặc trưng của vùng cao cho đến tận bây giờ, hơn 20 năm sau khi những bức hình này được bấm máy.

Bến xe thị xã Cao Bằng năm 1993, xe cộ và hành khách có vẻ thưa thớt.

Bến xe thị xã Cao Bằng năm 1993, xe cộ và hành khách có vẻ thưa thớt.

Từ một vị trí cao hơn, nhà nhiếp ảnh quan sát được phía ngoài bến xe là một con phố và dãy nhà quay lưng ra sông Bằng, con sông chảy qua trung tâm thị xã Cao Bằng.

Từ một vị trí cao hơn, nhà nhiếp ảnh quan sát được phía ngoài bến xe là một con phố và dãy nhà quay lưng ra sông Bằng, con sông chảy qua trung tâm thị xã Cao Bằng.

Thị xã Cao Bằng những năm 90 đã khá sầm uất với nhiều ngôi nhà xây đổ mái bằng 2 tầng, thậm chí có cả những ngôi nhà 3 tầng.

Thị xã Cao Bằng những năm 90 đã khá sầm uất với nhiều ngôi nhà xây đổ mái bằng 2 tầng, thậm chí có cả những ngôi nhà 3 tầng.

Chợ trung tâm thị xã Cao Bằng năm 1993 cũng hệt như chợ các tỉnh lỵ khác ở miền núi phía Bắc.

Chợ trung tâm thị xã Cao Bằng năm 1993 cũng hệt như chợ các tỉnh lỵ khác ở miền núi phía Bắc.

Hàng hóa chủ yếu là nông sản 'cây nhà lá vườn', các đồ gia dụng khác phần lớn là hàng Trung Quốc.

Hàng hóa chủ yếu là nông sản 'cây nhà lá vườn', các đồ gia dụng khác phần lớn là hàng Trung Quốc.

Pa-nô tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, giai đoạn những năm 90 gọi là bệnh SIDA (viết tắt bằng tiếng Pháp của căn bệnh AIDS).

Pa-nô tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, giai đoạn những năm 90 gọi là bệnh SIDA (viết tắt bằng tiếng Pháp của căn bệnh AIDS).

Rời thị xã Cao Bằng, nhà nhiếp ảnh người Đức tiếp tục đến huyện Trùng Khánh, nơi ông được giới thiệu sẽ có 2 thắng cảnh đẹp nhất nhì Việt Nam là thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao.

Rời thị xã Cao Bằng, nhà nhiếp ảnh người Đức tiếp tục đến huyện Trùng Khánh, nơi ông được giới thiệu sẽ có 2 thắng cảnh đẹp nhất nhì Việt Nam là thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao.

Nhận xét của ông về Cao Bằng là dân cư rất thưa thớt, đi khá lâu mới bắt gặp một vài túp nhà.

Nhận xét của ông về Cao Bằng là dân cư rất thưa thớt, đi khá lâu mới bắt gặp một vài túp nhà.

Những đoạn bằng phẳng như thế này không nhiều, cũng bởi địa hình Cao Bằng nhiều núi đá hiểm trở.

Những đoạn bằng phẳng như thế này không nhiều, cũng bởi địa hình Cao Bằng nhiều núi đá hiểm trở.

Trùng Khánh cách thị xã Cao Bằng khoảng 60km, là huyện giáp với huyện Sùng Tả (thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc)

Trùng Khánh cách thị xã Cao Bằng khoảng 60km, là huyện giáp với huyện Sùng Tả (thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc)

Tại huyện lỵ của Trùng Khánh, nhà nhiếp ảnh lại đến khu chợ, với mục đích ghi lại nét khác biệt của người dân tộc thiểu số ở đây so với đồng bào thiểu số ở các tỉnh khác.

Tại huyện lỵ của Trùng Khánh, nhà nhiếp ảnh lại đến khu chợ, với mục đích ghi lại nét khác biệt của người dân tộc thiểu số ở đây so với đồng bào thiểu số ở các tỉnh khác.

Theo Reisen ghi chép, chợ ở đây chỉ họp đến trưa là tan, không bán được gì thì bà con cũng về.

Theo Reisen ghi chép, chợ ở đây chỉ họp đến trưa là tan, không bán được gì thì bà con cũng về.

Xe U-Oát chở nhà nhiếp ảnh đi qua một cây cầu hẹp bắc qua sông.

Xe U-Oát chở nhà nhiếp ảnh đi qua một cây cầu hẹp bắc qua sông.

Ở những nơi xa như thế này, việc làm đường rất khó khăn vì không có đủ vật tư máy móc, hoàn toàn dùng sức người.

Ở những nơi xa như thế này, việc làm đường rất khó khăn vì không có đủ vật tư máy móc, hoàn toàn dùng sức người.

Guồng đưa nước vào tưới ruộng là hình ảnh rất ấn tượng với nhà nhiếp ảnh.

Guồng đưa nước vào tưới ruộng là hình ảnh rất ấn tượng với nhà nhiếp ảnh.

Ông ghi chú: Thật thú vị khi biết người dân ở đây dùng cách này để lấy nước có lẽ phải từ hàng trăm năm nay rồi.

Ông ghi chú: Thật thú vị khi biết người dân ở đây dùng cách này để lấy nước có lẽ phải từ hàng trăm năm nay rồi.

Những năm 90, phong cảnh hữu tình của núi non Cao Bằng còn khá nguyên sơ, một phần do chưa có đường ô tô đến tận đây.

Những năm 90, phong cảnh hữu tình của núi non Cao Bằng còn khá nguyên sơ, một phần do chưa có đường ô tô đến tận đây.

Đường bộ đến huyện xa nhất của Cao Bằng những năm đó chủ yếu là đường đất, vừa vặn cho một làn xe.

Đường bộ đến huyện xa nhất của Cao Bằng những năm đó chủ yếu là đường đất, vừa vặn cho một làn xe.

Một chiếc xe tải bị hỏng trên con đường đất lầy lội.

Một chiếc xe tải bị hỏng trên con đường đất lầy lội.

Thác Bản Giốc, nơi mà Reisen cố gắng đến để chiêm ngưỡng thắng cảnh được mô tả là 'đẹp nhất vùng miền núi Việt Bắc'

Thác Bản Giốc, nơi mà Reisen cố gắng đến để chiêm ngưỡng thắng cảnh được mô tả là 'đẹp nhất vùng miền núi Việt Bắc'

Ở chân thác nước đổ xuống, bọt tung trắng xóa tạo thành đám hơi nước như mây.

Ở chân thác nước đổ xuống, bọt tung trắng xóa tạo thành đám hơi nước như mây.

Phía hạ nguồn của con thác kỳ vĩ, người dân sống bên bờ sông khá quần tụ, thành một xóm nhỏ.

Phía hạ nguồn của con thác kỳ vĩ, người dân sống bên bờ sông khá quần tụ, thành một xóm nhỏ.

Chụp cận cảnh hơn, nhà nhiếp ảnh còn thấy rõ những ngôi nhà đứng chênh vênh bên mép sông bằng cọc gỗ.

Chụp cận cảnh hơn, nhà nhiếp ảnh còn thấy rõ những ngôi nhà đứng chênh vênh bên mép sông bằng cọc gỗ.

Dưới lòng sông, có những đoạn vẫn có người lội nước để sang bờ bên kia.

Dưới lòng sông, có những đoạn vẫn có người lội nước để sang bờ bên kia.

Đám trai bản tươi cười trước ống kính của Reisen, sau đó ông tạm biệt Cao Bằng để tiếp tục rong ruổi tuyến Tây Bắc trong mùa hè 1993.

Đám trai bản tươi cười trước ống kính của Reisen, sau đó ông tạm biệt Cao Bằng để tiếp tục rong ruổi tuyến Tây Bắc trong mùa hè 1993.

Bình luận
vtcnews.vn