Ảnh: Chuyện ông lão vẽ báo tường duy nhất ở Hà Nội

Thời sựThứ Ba, 17/11/2015 12:51:00 +07:00

Từng là họa sĩ ký họa tại các chiến trường, khi ra quân ông Vũ Đức Quỳnh (71 tuổi) đã gắn bó với nghề vẽ báo tường 20 năm nay.

(VTC News) - Từng là họa sĩ ký họa tại các chiến trường, khi ra quân ông Vũ Đức Quỳnh (71 tuổi) đã gắn bó với nghề vẽ báo tường 20 năm nay.

Hơn 20 năm vẽ báo tường không chỉ là nghề kiếm sống mà còn là một sở thích, một niềm vui của ông Vũ Đức Quỳnh, người vẽ báo tường duy nhất còn lại ở Thủ đô.
Hơn 20 năm vẽ báo tường không chỉ là nghề kiếm sống mà còn là một sở thích, một niềm vui của ông Vũ Đức Quỳnh, người vẽ báo tường duy nhất còn lại ở Thủ đô. 

Căn nhà nhỏ của ông nằm trên phố Hoàng Hoa Thám, trên bàn đầy là những màu vẽ, giấy báo tường, ông Vũ Đức Quỳnh, người họa sỹ già đang cặm cụi vẽ nốt tờ báo để kịp giao cho khách.
Căn nhà nhỏ của ông nằm trên phố Hoàng Hoa Thám, trên bàn đầy là những màu vẽ, giấy báo tường, người họa sỹ già đang cặm cụi vẽ nốt tờ báo để kịp giao cho khách. 

Chuyện làm báo tường với ông chẳng khó nhọc gì, đơn giản vì ông là họa sĩ. Tốt nghiệp khóa Trung cấp mỹ thuật Điện ảnh năm 1963, ông được cử về Hãng phim Tư liệu - Khoa học Trung ương. Cái duyên báo tường đến với ông từ năm 1968, khi ông nhập ngũ và chiến đấu tại Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn.
Chuyện làm báo tường với ông chẳng khó nhọc gì, đơn giản vì ông là họa sĩ. Tốt nghiệp khóa Trung cấp mỹ thuật Điện ảnh năm 1963, ông được cử về Hãng phim Tư liệu - Khoa học Trung ương. Cái duyên báo tường đến với ông từ năm 1968, khi ông nhập ngũ và chiến đấu tại Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn. 

Nhờ biệt tài vẽ vời như vậy, anh lính trẻ Vũ Đức Quỳnh được giao một trọng trách hết sức quan trọng: Vẽ báo tường để cổ động cũng như làm đời sống anh em thêm phong phú. Những trang vẽ, những tờ báo tường của ông được đồng đội hết sức nâng niu gìn giữ và chia sẻ với nhau như một báu vật nơi chiến trường khốc liệt.
Nhờ biệt tài vẽ vời như vậy, anh lính trẻ Vũ Đức Quỳnh được giao một trọng trách hết sức quan trọng: Vẽ báo tường để cổ động cũng như làm đời sống anh em thêm phong phú. Những trang vẽ, những tờ báo tường của ông được đồng đội hết sức nâng niu gìn giữ và chia sẻ với nhau như một báu vật nơi chiến trường khốc liệt. 
 
Khi giải ngũ, ông tiếp tục theo học khoa Thiết kế mỹ thuật Sân khấu và trở lại làm nghề họa sỹ. Cái nghề họa sĩ thời bao cấp lương ca cọc ba đồng nhưng ông quyết tâm bám trụ vì nó không chỉ là cái nghiệp, đó còn là đam mê, niềm vui của ông. Ông tâm sự, ‘Lương hưu ba cọc ba đồng, còn vợ con, mình phải kiếm thêm thôi, có những năm tôi phải mang bút lông, màu vẽ ra ngoài vỉa hè đường Hoàng Hoa Thám để kiếm sống.’
Khi giải ngũ, ông tiếp tục theo học khoa Thiết kế mỹ thuật Sân khấu và trở lại làm nghề họa sỹ. Cái nghề họa sĩ thời bao cấp lương ca cọc ba đồng nhưng ông quyết tâm bám trụ vì nó không chỉ là cái nghiệp, đó còn là đam mê, niềm vui của ông. Ông tâm sự, ‘Lương hưu ba cọc ba đồng, còn vợ con, mình phải kiếm thêm thôi, có những năm tôi phải mang bút lông, màu vẽ ra ngoài vỉa hè đường Hoàng Hoa Thám để kiếm sống.’  

Ông chia sẻ, vẽ báo tường một phần là ý tưởng của khách hàng đồng thời mình cũng phải sáng tạo sao cho nhiều hơn những gì mà họ yêu cầu. Chính vì vậy, mỗi tờ báo tuy cùng nội dung, cùng dòng chữ nhưng lại có những nét riêng độc đáo khiến khách hàng, nhất là đám học trò mê tít tờ báo tường của ông.
Ông chia sẻ, vẽ báo tường một phần là ý tưởng của khách hàng đồng thời mình cũng phải sáng tạo sao cho nhiều hơn những gì mà họ yêu cầu. Chính vì vậy, mỗi tờ báo tuy cùng nội dung, cùng dòng chữ nhưng lại có những nét riêng độc đáo khiến khách hàng, nhất là đám học trò mê tít tờ báo tường của ông.  

Hơn 20 năm vẽ báo tường, mọi người vẫn nhớ đến ông Quỳnh và lại nhờ ông thiết kế tờ báo mang đi trưng bày. Bây giờ báo tường chủ yếu được thiết kế và in ra theo phong cách mới, nhanh hơn, đẹp hơn nhưng vẫn có nhiều học sinh muốn hướng về truyền thống, cứ 20/11 là lại tìm đến nhà nhờ ông vẽ.
Hơn 20 năm vẽ báo tường, mọi người vẫn nhớ đến ông Quỳnh và lại nhờ ông thiết kế tờ báo mang đi trưng bày. Bây giờ báo tường chủ yếu được thiết kế và in ra theo phong cách mới, nhanh hơn, đẹp hơn nhưng vẫn có nhiều học sinh muốn hướng về truyền thống, cứ 20/11 là lại tìm đến nhà nhờ ông vẽ.  

Mỗi tờ báo tường bình thường ông Quỳnh trung bình mất 1 ngày đêm để hoàn thiện, nhưng một số người yêu cầu cầu kỳ hơn, có khi ông phải mất 2 3 ngày để làm xong. Bây giờ sức khỏe ông không còn được như trước nên mỗi dịp Tri ân Ngày nhà giáo Việt Nam, ông chỉ nhận vẽ khoảng 20 bức báo tường.
Mỗi tờ báo tường bình thường ông Quỳnh trung bình mất 1 ngày đêm để hoàn thiện, nhưng một số người yêu cầu cầu kỳ hơn, có khi ông phải mất 2 - 3 ngày để làm xong. Bây giờ sức khỏe ông không còn được như trước nên mỗi dịp Tri ân Ngày nhà giáo Việt Nam, ông chỉ nhận vẽ khoảng 20 bức báo tường.  

Tiếng lành đồn xa, không chỉ có học sinh mà còn nhiều đơn vị bộ đội cũng tìm đến ông để nhờ ông vẽ. Ông cho biết nhờ có nhiều năm phục vụ trong quân ngũ nên ông biết vẽ cái gì, chính vì vậy họ thích cái nét vẽ, cái cách ông truyền tải thông điệp trong mỗi tờ báo.
Tiếng lành đồn xa, không chỉ có học sinh mà còn nhiều đơn vị bộ đội cũng tìm đến ông để nhờ ông vẽ. Ông cho biết nhờ có nhiều năm phục vụ trong quân ngũ nên ông biết vẽ cái gì, chính vì vậy họ thích cái nét vẽ, cái cách ông truyền tải thông điệp trong mỗi tờ báo. 

Trong căn phòng nhỏ treo đầy những bức tranh sơn dầu do chính ông vẽ, bên góc tường, những bài báo viết về ông được đóng khung cẩn thận treo lên. Ông Quỳnh thở dài, vẽ báo tường với ông bây giờ không chỉ là một nghề kiếm sống mà đó là còn là đam mê, niềm vui khi về già chứ không muốn ai theo ‘nghề’ này.
Trong căn phòng nhỏ treo đầy những bức tranh sơn dầu do chính ông vẽ, bên góc tường, những bài báo viết về ông được đóng khung cẩn thận treo lên. Ông Quỳnh thở dài, vẽ báo tường với ông bây giờ không chỉ là một nghề kiếm sống mà đó là còn là đam mê, niềm vui khi về già chứ không muốn ai theo ‘nghề’ này. 


Việt Linh
Bình luận
vtcnews.vn