Ấn Độ chế tạo chất nổ phi hạt nhân cực mạnh

Khám pháThứ Tư, 01/12/2010 08:31:00 +07:00

(VTC News) - Các nhà khoa học quân sự Ấn Độ đã tổng hợp thành công chất nổ phi hạt nhân mạnh nhất CL-20.

(VTC News) - Cơ quan nghiên cứu và sáng chế quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã tổng hợp thành công chất nổ phi hạt nhân mạnh nhất CL-20.

CL-20 có sức công phá mạnh gấp 15 lần so với chất nổ oktogen 

Hãng Press Information Bureau đưa tin, chất nổ phi hạt nhân có sức công phá mạnh nhất hiện nay đã được các nhà khoa học Ấn Độ sản xuất thử nghiệm với số lượng nhỏ trong các phòng thí nghiệm, có tên gọi Indian CL-20 (ICL-20).

Trong tương lai không xa Ấn Độ dự định sử dụng loại chất nổ này để thay thế cho các chất nổ octogen (HMX) và hexogen (RDX) đang được sử dụng trong các loại đạn pháo và bom hiện nay.

Cấu trúc phân tử của CL-20 

Theo DRDO, ưu điểm của ICL-20 là sức công phá cao hơn gấp 15 lần so với chất nổ oktogen, trong khi đó oktogen lại mạnh hơn hexogen đến 4 lần. Dự kiến, trong giai đoạn đầu ICL-20 sẽ được sử dụng cho các đầu đạn pháo 120mmm của xe tăng Arjun.

Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng quân đội Ấn Độ sẽ sử dụng rộng rãi loại chất nổ mới này trong 15-20 năm tới.

Nhược điểm duy nhất của ICL-20 là giá thành sản xuất tương đối cao so với các loại chất nổ khác. Chi phí sản xuất 1kg chất nổ này khoảng 70 nghìn rupee (tương đương 1.530 USD).

Trong khi đó, để sản xuất 1kg oktogen cần chi  phí 6 nghìn rupee, còn 1kg hexogen là 750 rupee. Hiện các phòng thí nghiệm của DRDO đã tổng hợp được khoảng 100kg ICL-20 để phục vụ thử nghiệm.

Ấn Độ sẽ sử dụng CL-20 cho đạn pháo 120mm của xe tăng Arjun 

Được biết, chất nổ bền nhiệt phi hạt nhân CL-20 được sáng chế lần đầu tiên tại China Lake (California, Mỹ) năm 1987, còn được biết đến với tên khoa học hexanitrohexaazaisowurtzitane.

Do chi phí sản xuất cao nên loại chất nổ này không được quân đội Mỹ ứng dụng rộng rãi. Hải quân Mỹ dự định dùng CL-20 làm thành phần chính của nhiên liệu rắn sử dụng cho tên lửa.

Bạch Dương Việt(theo Lenta)

Bình luận
vtcnews.vn