Đại gia xứ Nghệ và những phi vụ siêu lừa hàng chục tỉ

Pháp luậtThứ Bảy, 18/06/2011 01:45:00 +07:00

Ít ai biết rằng, đằng sau cái mác “đại gia” của Thái Lương Trí là một “siêu lừa đảo” với những màn kịch cực kỳ tinh vi, xảo trá...

Bắt đầu bước vào thương trường khi đã nghỉ hưu nghề giáo, chỉ một thời gian ngắn điều hành công ty chuyên về khai thác khoáng sản, Thái Lương Trí nổi lên như một doanh nhân thành đạt đất xứ Nghệ. Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau cái mác “đại gia” của Thái Lương Trí là một “siêu lừa đảo” với những màn kịch cực kỳ tinh vi, chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng của các cá nhân và doanh nghiệp. 
 
“Đại siêu lừa” và chiêu hất cẳng cổ đông

Nếu  ai  từng  một  lần  gặp  Thái  Lương  Trí (sinh  năm  1940),  hẳn  sẽ  rất  ngạc  nhiên bởi phong thái đạo mạo và rất ra dáng một quan chức chứ không phải là một giáo viên cấp 3 với 25 năm cầm phấn trên bục giảng. Năm 1990, Trí nghỉ công tác tại trường cấp 3  huyện  Tương Dương  (Nghệ  An)  về  Vinh sinh sống, đến năm 1996, bước sang  tuổi 66, Thái  Lương Trí  lập  công  ty  TNHH Thái Dương  Nghệ  An  do  mình  làm  giám  đốc, có  trụ  sở  tại  TP  Vinh  với  chức  năng  kinh doanh  khai  thác,  chế biến  lâm  sản,  khảo sát  thăm dò và mua bán khoáng sản. Tuy mới bước chân vào thương trường đầy cạm bẫy nhưng  Thái  Lương  Trí  lại  tỏ  ra  là một con người đầy mánh khóe tinh vi trong cuộc làm ăn của y ở bên nước bạn Lào.

Sau một  thời gian  thành  lập công  ty, Thái Lương  Trí  nổi  lên  như  một  doanh  nhân thành  đạt,  trở  thành một  “đại  gia”  trong giới  doanh  nhân  xứ Nghệ.  Trong  thời  gian kinh doanh với các đối  tác bên Lào, nhận thấy  việc  khai  thác mỏ  bên  nước  bạn có nhiều thuận  lợi, Thái Lương Trí đã tìm gặp ông Đoàn Văn Huấn, GĐ Công ty CP dịch vụ dạy  nghề  Thái Dương Hà Nội  (nay  là  Tập đoàn Thái Dương Hà Nội) kêu gọi góp vốn với một  đối  tác  của  nước  Lào  là  công  ty Thảo Oong Khăm để khai thác quặng tại mỏ Huổi Chừn  (Lào). Tin  tưởng vào mối quan hệ thân thiết bấy lâu, cũng như những giấy tờ  giao  kèo  hợp  pháp mà  Trí  đưa  ra,  ông Huấn đã giao gần 11 tỷ đồng, mà không hay biết, mình chỉ là một con cờ trong kế hoạch lừa đảo của y. Cũng với chiêu thức trên, Trí đã dụ thêm một cá nhân khác là bà Chu Thị Thành, GĐ Công ty TNHH Thiên Phú (Nghệ An) để có được 12 tỷ đồng từ công ty này.

Theo bản cáo trạng số 07/VKSTC-V2 ngày 20/7/2010 của VKSNDTC từ tháng 1/2004, Thái  Lương  Trí  đại  diện  Cty  TNHH  Thái Dương Nghệ An ký kết  liên doanh với ông Sivilay, Giám đốc Công ty TNHH Thảo Oong Khăm (Lào) để tìm kiếm, thăm dò và khai thác khoáng sản tại bản Huổi Chừn, huyện Sầm Tờ, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Để có hồ sơ trình Bộ Kế hoạch và Đầu  tư VN cấp giấy chứng  nhận  đầu  tư ra nước ngoài,  đầu tháng 6/2006, Thái Lương Trí  làm giả một bộ hồ sơ có chữ ký của ông Sivilay gửi lên Bộ KHĐT để  thành  lập Công  ty  liên doanh Đại  Phú  (không  có  thật)  tại  Lào,  xin  giấy phép đầu tư ra nước ngoài và gửi báo cáo lên Đại sứ quán Lào tại VN và Đại sứ quán VN tại Lào. Do hành vi giả mạo chữ ký, ngày 25/5/2007,  ông  Sivilay  đã  có  đơn  tố  cáo Thái Lương Trí  lên các cơ quan chức năng của Lào xem xét.

Do ở thời điểm này, Thái Lương Trí đang bị Cơ quan an ninh Lào điều tra, nên y đã thành lập nhiều công  ty không có  thật ở  thành  phố  Vinh  (Nghệ  An)  như Công  ty Cổ phần khoáng sản Tân Thái Dương ngày 29/7/2007; Công ty cổ phần đa khoáng sản Thái Dương ngày 10/8/2007 và đưa tên các cá nhân là ông Huấn và bà Thành vào vai trò cổ đông của hai công ty trên nhằm tiếp tục  thực hiện mục đích kiếm  tiền bất hợp pháp của y.

Ngày 19/10/2007  ngay sau khi  được  Bộ Tư pháp Lào tổ chức hòa giải mâu thuẫn giữa công  ty Thái Dương Nghệ An và công ty Thảo Oong Khăm, Thái Lương Trí đã đề nghị  với  ông  Đoàn  Văn  Huấn  cho  mượn 11,25% cổ phần, bà Chu Thị Thành 3% cổ phần  (cao hơn  ông Sivilay 35%) để được làm Chủ  tịch HĐQT điều hành công  ty CP khoáng  sản  Lào  –  Việt.  Ngay  sau  khi  Trí được làm Chủ  tịch  HĐQT, ông Huấn, bà Thành đòi lại số cổ phần mà Thái Lương Trí đã mượn,  nhưng Trí đã trở mặt không chịu trả và chiếm số cổ phần đã mượn này.

Từ đây, chân dung lừa đảo của Thái Lương Trí bắt đầu  lộ rõ cùng với những màn kịch tinh vi khác nhằm chiếm đoạt tiền mà các cổ đông đã góp vốn vào công ty Lào – Việt.Để hất cẳng  các cổ đông  là  ông Huấn  và bà Thành  ra khỏi công  ty Lào – Việt, ngay rong tháng 3/2008, Thái Lương Trí đã giao cho Dương Minh Hải, là Phó giám đốc công ty Thái Dương Nghệ An sang Lào làm hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh riêng mà không  thông báo cho các cổ đông biết và làm  thủ  tục  xin  phép  khắc  con  dấu  khác của  công  ty  Lào  –  Việt  tại  Lào. Để  thực hiện được việc này, Trí đã bỏ ra 1 triệu USD giao cho Hải “móc nối” với Mai Dalee (một Việt Kiều Lào)  lo  lót các  thủ  tục  liên quan và chi phí để liên hệ ký hợp đồng cấp giấy phép khai thác, trong đó chỉ có hai cổ đông sáng lập là Thái Lương Trí và ông Sivilay mà không có hai cổ đông Việt Nam khác là ông Huấn và bà Thành.

Để  hợp  lý  hóa  thắc  mắc  phía  Lào,  Thái Lương Trí đã viết cam kết “sẽ tự giải quyết mâu thuẫn giữa các cổ đông VN theo pháp luật VN”. Vì vậy, Bộ KHĐT Lào đã cấp giấy phép  số  157-08  ngày  18/12/2008  cho công  ty Lào – Việt,  trong đó không có  tên ông  Huấn  và  bà  Thành.  Sau  khi  có  giấy phép 157-08, Thái Lương Trí đã không giải quyết những kiến nghị của ông Huấn và bà Thành, không  thực hiện việc hòa giải của Bộ KHĐT VN và  ý kiến chỉ đạo của Chính phủ  VN  mà  còn  lôi  kéo  Dương  Minh  Hải tiếp tục xin giấy phép khai thác, soạn thảo điều  lệ  công  ty  trong  đó  nêu  rõ:  Công  ty Lào – Việt chỉ có hai cổ đông sáng  lập  là Thái Dương Trí và ông Oong Khăm Sivilay.

Ngày 29/4/2009, Trí tự ý tổ chức họp công ty, ký quyết định bổ nhiệm chức danh Phó giám đốc Công ty Lào – Việt cho con trai là Thái Lương Thứ và Dương Minh Hải, trưởng phòng kế hoạch cho con trai là Thái Lương Thành. Đến đây, Trí hoàn thành “kịch bản” hất cẳng hai cổ đông ra khỏi công ty.
 

Dương Minh Hải (đứng giữa), đồng phạm cùng Thái Lương Trí

Những ẩn khuất đằng sau vụ án?

Căn cứ kết quả điều  tra, ngày 20/7/2010 Viện KSNDTC đã  ra bản  cáo  trạng  số 07/VKSTC-V2  truy  tố  2  bị  can  Thái  Lương  Trí và Dương Minh Hải  tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Bộ Luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều bị hại vẫn viết đơn kiến nghị với các cơ quan chức năng xem xét lại hành vi của Thái Lương Trí, đồng  thời, cần điều tra một số cá nhân giúp sức cho Thái Lương Trí là Thái Lương Thứ và Thái Lương Thành. Bởi qua những việc làm của Trí, có thể thấy rằng hành vi phạm  tội của Thái Lương Trí mặc dù đã được tính toán kỹ lưỡng rất tinh vi và được chuẩn bị từ trước nhưng không thể  thực  hiện một mình  nếu  không  có  sự giúp sức của các cá nhân khác.Bởi tại thời điểm Thái Lương Trí đang bị cơ quan chức năng của Lào tiến hành điều tra hành vi gian lận hợp đồng và giả mạo chữ ký của Sivilay nhưng Trí vẫn đưa ra các tài liệu,  giấy  tờ  ký  kết  cũng  như  thuyết  trình các  dự  án  khả  thi  khi  hợp  tác  với  Sivilay cho các cổ đông  (ông Huấn và bà Thành) tham  gia  góp  vốn. 

Đồng  thời,  trong  Biên bản họp Hội đồng  thành viên của công  ty Thái Dương Nghệ An, 6 thành viên của công ty  (đều  là vợ, con và người  thân của Thái Lương  Trí)  vẫn  chấp  thuận  ký  kết  với  nội dung đồng ý cho ôngHuấn, bà Thành góp vốn vào dự án liên doanh với Sivilay. Thâm hiểm hơn,  Trí  còn  cố  tình  ký hợp đồng  lùi thời gian lại 1 năm với ông Huấn để có căn cứ pháp lý sử dụng pháp nhân, giấy tờ liên doanh hợp tác với phía Lào.

Sau khi công ty Lào – Việt chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đầu tư số 006-08  ngày  8/1/2008  do  Bộ  KHĐT  của  Lào cấp,  Thái  Lương  Trí  đã  tìm  cách  làm  con dấu giả, lập hồ sơ, giấy tờ giả để hất chân cổ đông  là ông Huấn và bà Thành  ra khỏi công ty. Việc Trí lừa ông Huấn và bà Thành để được mượn cổ phần đã có tính toán rất kỹ lưỡng.

Mặt  khác,  khi  xin  cấp  phép  khai  thác khoáng  sản  tại  mỏ  Huổi  Chừn  không  có tên Đoàn Văn Huấn và Chu Thị Thành, cơ quan có thẩm quyền Lào nhận thấy có vấn đề khuất tất thì Trí đã viết cam kết gửi Bộ KHĐT  Lào  khẳng  định:  “Sẽ  tự  giải  quyếtmâu thuẫn với các cổ đông Việt Nam theo pháp  luật Việt Nam”. Chính  vì  không biết động cơ  lừa đảo của Trí, Bộ KHĐT Lào đã cấp  giấy phép mới  số 157-08/KHĐT ngày 18/12/2008  cho  công  ty  Liên  doanh  Lào –  Việt mà  không  có  tên  ông  Huấn  và  bà Thành. Như vậy, nếu Trí không trình giấy tờ,hồ sơ giả và viết cam kết thì chắc chắn sẽ không đạt được mục đích của mình.

Ngoài  ra,  trong  vụ  án  này,  cũng  cần  làm rõ hành vi của một số cá nhân khác giúp sức cho trí lừa đảo. Tuy Trí cho rằng, tất cả các chữ ký đó đều do cá nhân tự ký nhận nhưng không được cơ quan chức năng điều tra, giám định. Trong vụ án này, ngoài ông Huấn và bà Thành, còn  rất nhiều công  ty, cá nhân khác tố cáo Thái Lương Trí lừa đảo chiếm  đoạt  hàng  chục  tỉ  đồng  cũng  bằng thủ đoạn liên doanh, hợp tác khai thác mỏ tại  Lào. Nhiều nhất là ông Nguyễn Đường Dần, giám đốc công ty Cổ phần Ánh Dương  (Nghệ  An),  bị  Thái  Lương  Trí  lừa đảo gần 15 tỉ, ông Đặng Xuân Quý (Thanh Hóa) hơn 1  tỉ, ông Nguyễn Văn Hòa  (Thái Nguyên) 2  tỉ.  Tổng  số  tiền mà  hơn 20  cá nhân, công ty này rơi vào tay Thái Lương Trí gần 30 tỉ đồng.

Với những ẩn khuất và những hành vi  thủ đoạn của Trí như đã nêu  cho thấy Trí lừa đảo đã quá rõ  ràng và cực kỳ tinh vi chứ không đơn thuần là “lạm dụng tín nhiệm”. Đề nghị các cơ quan tư pháp cần điều tra làm rõ để trả lời công luận và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bị hại.

Theo Phùng Bình/KTĐT

Bình luận
vtcnews.vn