Cận cảnh thủy phi cơ DHC-6 huấn luyện ở Trường Sa

Thời sựThứ Sáu, 02/05/2014 03:03:00 +07:00

Chiếc thủy phi cơ DHC-6 mang số hiệu VNT-777 của Hải quân VN đã bay ra đảo Trường Sa, để hoàn thành chuyến bay huấn luyện cuối cùng trên biển. (Theo TPO)

Chiếc thủy phi cơ DHC-6 mang số hiệu VNT-777 của Hải quân Việt Nam.

Chiếc thủy phi cơ DHC-6 mang số hiệu VNT-777 của Hải quân Việt Nam.

Ngày 25/4 vừa qua, chiếc thủy phi cơ VNT-777 đã bay ra thị trấn Trường Sa. Trong ảnh: Thủy phi cơ hạ cánh xuống sân bay Trường Sa.

Ngày 25/4 vừa qua, chiếc thủy phi cơ VNT-777 đã bay ra thị trấn Trường Sa. Trong ảnh: Thủy phi cơ hạ cánh xuống sân bay Trường Sa.

Thủy phi cơ tiếp đất bằng các bánh sau

Thủy phi cơ tiếp đất bằng các bánh sau

Rồi đến hai bánh trước

Rồi đến hai bánh trước

Chuẩn Đô đốc Nguyễn Ngọc Tương, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân, Phó Trưởng đoàn công tác số 5 đi thăm Trường Sa đón Chuẩn Đô đốc, Phó tư lệnh Quân chủng Hải quân, Lê Minh Thành tại sân bay Trường Sa.

Chuẩn Đô đốc Nguyễn Ngọc Tương, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân, Phó Trưởng đoàn công tác số 5 đi thăm Trường Sa đón Chuẩn Đô đốc, Phó tư lệnh Quân chủng Hải quân, Lê Minh Thành tại sân bay Trường Sa.

Cận cảnh thủy phi cơ cất cánh.

Cận cảnh thủy phi cơ cất cánh.

Thủy phi cơ DHC-6 mang số hiệu VNT-777 có tầm hoạt động 1.480km, tốc độ bay tối đa 170 hải lý/giờ (314km/h khi tuần tra biển), tốc độ ổn định 150 hải lý/giờ (278 km/h khi tuần tra biển), độ cao hoạt động tối đa là 8.138 m.

Thủy phi cơ DHC-6 mang số hiệu VNT-777 có tầm hoạt động 1.480km, tốc độ bay tối đa 170 hải lý/giờ (314km/h khi tuần tra biển), tốc độ ổn định 150 hải lý/giờ (278 km/h khi tuần tra biển), độ cao hoạt động tối đa là 8.138 m.

Tháng 5/2010, Hải quân Việt Nam ký hợp đồng với Cty Viking Air, mua 6 chiếc DHC-6 Twin Otter Series 400 để sử dụng vào các nhiệm vụ vận tải, tuần tra và giám sát biển, tìm kiếm cứu nạn.

Tháng 5/2010, Hải quân Việt Nam ký hợp đồng với Cty Viking Air, mua 6 chiếc DHC-6 Twin Otter Series 400 để sử dụng vào các nhiệm vụ vận tải, tuần tra và giám sát biển, tìm kiếm cứu nạn.

Chiếc thủy phi cơ mang số hiệu VNT-777 là chiếc đầu tiên về Việt Nam, trong số 6 chiếc DHC-6 Twin Otter Series 400 nói trên.

Chiếc thủy phi cơ mang số hiệu VNT-777 là chiếc đầu tiên về Việt Nam, trong số 6 chiếc DHC-6 Twin Otter Series 400 nói trên.

Đầu tháng 3 vừa qua, thủy phi cơ này đã tham gia bay tìm kiếm chiếc máy bay Boeing-777 mất tích của Malaysia Airlines.

Đầu tháng 3 vừa qua, thủy phi cơ này đã tham gia bay tìm kiếm chiếc máy bay Boeing-777 mất tích của Malaysia Airlines.

Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 (còn gọi là Guardian 400) do Cty Viking Air (Canada) sản xuất, dài 15,77 mét, sải cánh 19,8 mét, cao 5,94 mét, trọng lượng rỗng 3.121 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 5670 kg, chở được 19 người.

Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 (còn gọi là Guardian 400) do Cty Viking Air (Canada) sản xuất, dài 15,77 mét, sải cánh 19,8 mét, cao 5,94 mét, trọng lượng rỗng 3.121 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 5670 kg, chở được 19 người.

Ở lần huấn luyện này, thủy phi cơ thực hiện việc cất và hạ cánh xuống mặt biển.

Ở lần huấn luyện này, thủy phi cơ thực hiện việc cất và hạ cánh xuống mặt biển.

Bình luận
vtcnews.vn