Cam Ranh đón thủy phi cơ DHC-6 thứ ba

Thời sựThứ Ba, 08/04/2014 11:06:00 +07:00

Chiếc thủy phi cơ DHC-6 thứ ba của Việt Nam vừa hạ cánh an toàn xuống sân bay Cam Ranh lúc chiều tối hôm 7/4.

Chiếc thủy phi cơ DHC-6 thứ ba của Việt Nam vừa hạ cánh an toàn xuống sân bay Cam Ranh lúc chiều tối hôm 7/4.

Theo cập nhật mới nhất của blogger Twinotterspotter (Canada), chiếc thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter thứ ba của Hải quân Việt Nam vừa chính thức hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh cách đây vài giờ.

Thủy phi cơ DHC-6 thứ ba mang số hiệu MSN 884 và có một đặc điểm rất dễ nhận dạng, đó là nó được trang bị  một cửa cuốn đặc biệt Skydive Door do công ty Ikhana Group chế tạo chuyên dụng cho việc vận chuyển hàng hóa và thả lính dù từ trên không. Cánh cửa này được Ikhana chế tạo từ các tấm nhựa dẻo và các tấm ván sơn màu xám đặt xem kẽ nhau.
 Cận cảnh chiếc thủy phi cơ DHC-6 thứ ba của Hải quân Việt Nam tại sân bay Đài Bắc tối hôm 6/4.
Cận cảnh chiếc thủy phi cơ DHC-6 thứ ba của Hải quân Việt Nam tại sân bay Đài Bắc tối hôm 6/4. 
Nhiếp ảnh gia Martin, người đầu tiên chụp bức ảnh về chiếc thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter số hiệu MSM 884 nói rằng, thiết kế cánh cửa mới trên chiếc máy bay này là rất phù hợp cho nhiệm vụ thả dù binh sỹ trong các hoạt động đổ bộ đường không, điều mà trước đây chưa có khả năng tiến hành.

Trước đó, chiếc thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter đánh số N869VK của Không quân Hải quân Việt Nam được trang bị một hệ thống hàng không bí mật ở ngay dưới mũi máy bay.
Cận cảnh chiếc cửa gấp độc đáo trang bị cho thủy phi cơ DHC-6 thứ ba.
Cận cảnh chiếc cửa gấp độc đáo trang bị cho thủy phi cơ DHC-6 thứ ba. 
Viking Air chưa tiết lộ đó là hệ thống gì nhưng trông nó có vẻ giống với một radar giám sát 360 độ mà trong cấu hình của thủy phi cơ DHC-6 có trang bị. Chiếc thủy phi cơ DHC-6 N869VK (chiếc thứ hai) cũng đã được Việt Nam tiếp nhận hồi giữa tháng 3 vừa qua.

Theo hợp đồng đặt mua 6 chiếc Twin Otter từ công ty Viking Air của Canada trong năm 2010, Việt Nam sẽ nhận được 3 chiếc trong cấu hình vận tải hành khách quan trọng (VIP) và 3 chiếc còn lại được cấu hình tối ưu cho các hoạt động vận tải, giám sát hàng hải.

Theo các điều khoản trong hợp đồng đã ký, năm 2013, Hải quân Việt Nam đã nhận được chiếc thủy phi cơ Twin Otter đầu tiên. Trong khi đó, 5 chiếc Twin Otter còn lại cũng đã được công ty của Canada hoàn thành chế tạo và thử nghiệm từ cuối năm 2013. Tất cả 5 thủy phi cơ này sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam trong năm nay.

Để có thể hỗ trợ tối đa cho Việt Nam trong chương trình huấn luyện bay và bảo dưỡng (FMT) các thủy phi cơ Twin Otter. Ngoài việc thực hiện chương trình này cho khách hàng ở Victoria, BC (nơi đặt trụ sở của Viking Air).

Công ty của Canada cũng đã đưa sang Việt Nam một đội ngũ giáo viên dạy bay và nhân viên kỹ thuật để hỗ trợ cho các phi công Việt Nam trong chương trình FMT của họ tại chính căn cứ không quân hải quân đặt ở vịnh Cam Ranh (Nha Trang)

DHC-6 Twin Otter là loại máy bay có độ tin cậy cao, có thể sử dụng trong mọi địa hình, nhất là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Thủy phi cơ được tích hợp các bộ phận cảm biến cho sự uyển chuyển và đa năng, ngoài ra nó còn mang theo hệ thống quang điện tử, hệ thống hồng ngoại, với độ quét 360 độ và hệ thống ra-đa kỹ thuật số mầu. Khoảng đường bay tăng thêm nhờ sử dụng bình xăng phụ.

» Hải quân Việt Nam sở hữu vũ khí hiện đại cỡ nào?
» Thủy phi cơ DHC-6 đầu tiên về Việt Nam
» Ảnh: Oai hùng Phi đội thủy phi cơ DHC-6 của Việt Nam

Theo Đất Việt
Bình luận
vtcnews.vn