Tàu không số và sự giúp đỡ của Trung Quốc

Thời sựChủ Nhật, 09/10/2011 01:48:00 +07:00

(VTC News) - Tháng 4 năm 1972, Đoàn 125 Hải quân Việt Nam đã đi tiếp nhận tàu do Trung Quốc viện trợ tại thành phố Quảng Châu.

(VTC News) - Tháng 4 năm 1972, Đoàn 125 Hải quân Việt Nam đã đi tiếp nhận tàu do Trung Quốc viện trợ tại Thành phố Quảng Châu.

Lời kể của Đại tá Trần Thế Dân, người đã trực tiếp tham gia đoàn tàu không số năm xưa, nay làm việc tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam:

Tàu "không số" lữ đoàn 125 Hải quân vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường Miền Nam (Tư liệu do Hải quân Mỹ chụp) 

Từ năm 1972, nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, trang bị kỹ thuật và cán bộ theo đường biển vào chiến trường miền Nam phục vụ chiến đấu tuy không còn căng thẳng như những năm đầu nhưng Đoàn 125 vẫn thường xuyên có những chuyến tàu đưa hàng vào những vùng sâu, xa ở các tỉnh Nam Bộ…

Tuy nhiên, các tàu đang sử dụng có tuổi thọ đã giảm, chất lượng thấp, các trang bị kỹ thuật hàng hải chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của vận tải biển.

Video liên quan1 ngày 2 đêm theo dấu tích đường
Hồ Chí Minh trên biển
Vào những năm đó, các xưởng đóng tàu trong nước đã tăng cường năng lực sản xuất, nâng cao từng bước chất lượng sản phẩm theo hướng đáp ứng yêu cầu đi xa, hoạt động độc lập, trữ lượng xăng, dầu mang theo lớn. Nhưng do hạn chế về trình độ thiết kế và sản xuất nên nhiều tàu vẫn còn khiếm khuyết…

Giữa năm 1971, để chi viện kịp thời vũ khí cho miền Nam chiến đấu, góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của địch, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn phát triển mới, Quân chủng Hải quân tiếp tục giao cho Đoàn 125 tổ chức các chuyến tàu chở vũ khí bằng đường biển chi viện chiến trường, với phương thức vận chuyển vòng xa, qua hải phận quốc tế xuống phía Nam đất nước…Cũng trong thời gian này, Đoàn 125 tổ chức tiếp nhận một số tàu mới, hiện đại hơn, đưa hiệu suất vận tải cao hơn trước.

 

 Vận chuyển hàng lên tàu không số. Ảnh: tư liệu quân đội

Đầu tháng 4 năm 1972, Quân chủng giao cho Đoàn 125 (lúc này đóng quân tại Trạm Giang, Hải Nam, Trung Quốc) tổ chức một đoàn gần 50 người, trong đó có tôi (Trần Thế Dân), do đồng chí Đoàn trưởng trực tiếp chỉ huy đi tiếp nhận tàu do bạn viện trợ tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc.

Trước khi đi, chúng tôi được quán triệt, lần này là một đợt lớn, vừa nhận tàu, vừa tổ chức học tập ngay tại chỗ các sử dụng…

Chúng tôi hành quân bộ đến thành phố Quảng Châu. Tại đây đã có các đồng chí cán bộ là bạn là người của hạm đội Nam Hải ra đón và đưa chúng tôi về khách sạn. Ổn định chỗ ở xong, chúng tôi tập trung tại Hội trường nghe đồng chí Đoàn trưởng quán triệt nhiệm vụ và nhắc nhở việc quan hệ, tiếp xúc với bạn.

Vừa họp xong, Đoàn được đón đồng chí Chính uỷ hạm đội Nam Hải của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tới thăm. Đồng chí bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị và chiến đấu giữa nhân dân và quân đội hai nước Trung Quốc – Việt Nam, đồng thời chia sẻ được giao cho đoàn những chiếc tàu hiện đại, theo đơn hàng của Việt Nam, là một vinh dự lớn của cán bộ, chiến sĩ hạm đội.

Sang ngày thứ ba, 16/4 năm 1972, chúng tôi được bạn đưa đến hạm đội và các tàu ta tiếp nhận. Lần nhận tàu này, bạn bàn giao cho đoàn 4 tàu chở hàng quân sự. Đây là loại tàu mới, đóng theo dạng tàu đánh cá…

Sau khi cùng đoàn tham quan, theo chuyên môn từng người, ai thuộc ngành nào thì cùng các chuyên gia Trung Quốc đi tiếp nhận, bàn giao, hướng dẫn cách sử dụng…

Buổi tối 16/4 là một kỷ niệm không thể quên với chúng tôi. Bay giờ tối, chúng tôi dự tiệc chiêu đãi tại Nhà khách của bạn. Khi mọi người đã ngồi vào vị trí, đồng chí Chính uỷ hạm đội Nam Hải đứng lên phát biểu ý kiến. Sau khi hỏi thăm tình hình sức khoẻ mọi người, đồng chí thông báo ngay tình hình chiến tranh phá hoại do để quốc Mỹ gây ra ở Việt Nam.

Rạng sáng 16/4, Mỹ đã huy động hàng trăm máy bay, kể cả B52, ồ ạt đánh phá vào các thành phố lớn của Việt Nam, trong đó có cảng Hải Phòng. Tại đây, liên tục trong ngày, địch huy động máy bay từ ngoài khơi, mở các cuộc đánh phá nhiều địa điểm của thành phố.

Bom địch rải suốt từ Sở Dầu, Bính Động, nhà máy xi măng, Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Xưởng 46 hải quân…đến bến phà Bính và khu vực cảng, giết hại đồng bào ta ở khu vực Thượng Lý.

Quân và dân thành phố Hải Phòng đã kiên cường chiến đấu, bắn rơi 10 máy bay địch và bắn bị thương nhiều chiếc khác.

Những ngày tiếp theo, tin tức chiến sự luôn được các đồng chí nước bạn thông tin kịp thời, giúp anh em nắm được tình hình quê nhà. Mặc dù rất sốt ruột nhưng tất cả chúng tôi đều quyết tâm học tập để nhanh chóng trở về đánh địch.

Hơn hai tuần tiếp thu trang bị mới, cơ bản chúng tôi đã tự khai thác, sử dụng tương đối thành thạo máy móc của mình.

Đầu tháng 5/1972, việc tiếp nhận tàu mới hoàn thành. Chúng tôi đã nắm chắc kiến thức chuyên môn, sẵn sàng cho nhiệm vụ chiến đấu và hoạt động độc lập, dài ngày trên biển.

Đây cũng là lúc đoàn có lệnh công tác. Buổi tiễn đoàn chúng tôi tại thành phố Quảng Châu trở về đơn vị diễn ra xúc động.

Sau ba hồi còi dài chia tay, tàu chúng tôi nổ máy, rời bến theo một hàng dọc trong tiếng chúc sức khoẻ, tạm biệt của bạn.

Tàu tăng tốc, lướt sóng hành quân về đơn vị an toàn, trong niềm vui chào đón của đồng chí, đồng đội ở nhà.

Đại tá Trần Thế Dân
(Viện Lịch sử quân sự Việt Nam)

Bình luận
vtcnews.vn