Tảng băng khổng lồ bị tan vỡ từ Bắc Cực

Tổng hợpChủ Nhật, 08/08/2010 07:00:00 +07:00

(VTC News) - Đây được coi là sự kiện lớn nhất ở Bắc Cực trong gần 50 năm trở lại đây.

(VTC News) - Tảng băng với diện tích 160 km2 đã bị vỡ từ một trong hai dòng sông băng chính của Greenland. Đây được coi là sự kiện lớn nhất ở Bắc Cực trong gần 50 năm trở lại đây.

Dòng sông băng Petermann trên bờ biển phía tây bắc của Greeland (Ảnh: EPA).  

Tảng băng này bị vỡ vào hôm thứ Năm (5/8) và nó sẽ chảy vào eo biển Nares (cách phía nam Bắc Cực khoảng 992km).

Tảng băng này có diện tích khoảng 160km2 và độ dày bằng nửa độ cao của toà nhà Empire State (cao 381m, 102 tầng tại giao điểm của đại lộ 5 và phố 34 Wall Street, New York, Mỹ) - Andreas Muenchow (Giáo sư về khoa học đại dương, Trường Đại học Delaware, Mỹ) cho biết.

Dòng chảy của nước biển dưới dòng sông băng là một trong những nguyên nhân khiến băng tan ở Greenland (Ảnh: Reuters).  

Vị giáo sư này cũng chia sẻ thêm ông đã đoán rằng tảng băng lớn sẽ vỡ ra từ dòng sông băng Petermann - một trong hai dòng sông băng lớn nhất còn lại ở Greenland, vì nó đã phát triển kích cỡ từ 7-8 năm nay. Tuy nhiên, ông cũng không nghĩ là nó quá lớn đến như thế.

Eo biển Nares cách phía nam Bắc Cực khoảng 992km. 

Rất khó để có thể  tiên đoán sự kiện này là do tác động sự ấm lên của Trái đất, vì ghi nhận về nước biển chảy quanh sông băng chỉ bắt đầu từ năm 2003.

Dòng chảy của nước biển ở dưới sông băng là một trong những nguyên nhân chính làm băng tan ở Greenland. Không ai có thể chắc chắn rằng việc này là hệ lụy của hiện tượng khí hậu Trái đất bị ấm lên, nhưng mặc khác cũng không ai có thể phủ nhận sự ấm lên của Trái đất không gây ra tác động gì tới việc này.

Nhà thám hiểm Bắc Cực Eric Philips nhìn xuống một trong những vết nứt của dòng sông băng Petermann vào năm ngoái.  

Các nhà khoa học đã ghi nhận 6 tháng đầu năm 2010 là những tháng nóng nhất của trái đất trong rất nhiều năm trở lại đây.

Hiện tượng thời tiết EI Nino cũng góp phần vào việc khiến cho nhiệt độ tăng cao. Nhiều nhà khoa học cho rằng hiệu ứng nhà kính do con người gây ra đã thúc đẩy nền nhiệt độ tăng cao hơn.

Lần cuối cùng một tảng băng lớn như thế này bị biến mất ở Bắc Cực là vào năm 1962.

Anh Đức (Theo Telegraph)

Bình luận
vtcnews.vn