Vì sao Hàn Quốc chưa phát triển được máy bay do thám?

Khám pháThứ Năm, 04/11/2010 06:00:00 +07:00

(VTC News) - Nếu dự án phát triển máy bay do thám thành công, Hàn Quốc có thể thu thập tin tức về tên lửa và hạt nhân của Bắc Hàn chỉ trong 1 giờ đồng hồ.

(VTC News) - Theo một nguồn tin hôm Thứ 3, kế hoạch phát triển loại máy bay trinh sát thế hệ mới nhằm thu thập tin tức về tình hình Bắc Triều Tiên đã phải hoãn lại vì một trong hai nhà thầu đã rút lui và những yếu kém trong quản lý dự án của DAPA, một cơ quan chuyên trách về mua sắm vũ khí trang bị của quân đội Hàn Quốc.

Những chiếc Baekdu này nếu được lắp các thiết bị do thám hiện đại, sẽ thu được những tín hiệu mới nhất về tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên chỉ trong 1 giờ 

Một trong hai nhà thầu là Công ty Công nghiệp hàng không Hàn Quốc (KAI) đổ lỗi cho việc chính phủ đã cung cấp một khoản ngân sách quá nhỏ cho kế hoạch này, và những yếu kém trong quản lý các chương trình mua sắm vũ khí, nguồn tin trên cho biết.

Kết quả là, việc triển khai kế hoạch phát triển máy bay do thám Baekdu (SIGINT), ban đầu được dự kiến vào năm 2014, đã bị hoãn lại, làm ảnh hưởng lớn đến ngành tình báo trong việc khai thác thông tin, tiến hành do thám nhằm chuẩn bị cho việc phối hợp hoạt động tình báo với Mỹ khi có chiến tranh nổ ra vào năm 2015.

Theo thông tin mà Korea Times có được, “KAI đã không gửi bản đề xuất của mình cho đến hạn chót ngày 29/10, trong khi đối thủ cạnh tranh của họ là hãng Korea Air đã trình bày đề xuất với Ban quản lý các chương trình quân sự (DAPA)”.

DAPA  được đề nghị là phải chọn ra nhà thầu chính trước ngày 5/11, sau khi xem xét đề xuất từ các công ty hàng không.

Theo nguồn tin trên, KAI tin rằng ngân sách mà chính phủ dành cho dự án này vào khoảng 80 triệu USD, chỉ là một con số quá nhỏ để phát triển loại máy bay  do thám tiên tiến theo yêu cầu đặt ra.

Các nhà sản xuất máy bay cũng tuyên bố có quá nhiều rủi ro khi bắt tay vào việc phát triển các thiết bị tiên tiến trên loại máy bay do thám công nghệ cao này.

“Ví dụ, chính phủ yêu cầu các thiết bị phục vụ cho việc do thám trên loại máy bay tiên tiến này phải do các công ty trong nước đảm nhiệm. Nhưng các công ty điện tử hàng đầu trong nước, mà cụ thế là Samsung Thales và LG Nex1, chỉ có thể phát triển được các thiết bị này trên tàu thủy. Như vậy họ phải cải tiến các thiết bị vốn được lắp đặt cho tàu thủy sao cho phù hợp với máy bay”.

Thật khó để có thể lắp đặt một thiết bị từ tàu thủy lên máy bay, nguồn tin tiết lộ.

Hai hãng điện tử hàng đầu của Hàn Quốc là Samsung Thales và LG Nex1 mới chỉ phát triển được các thiết bị do thám tiên tiến trên tàu. 

Không quân Hàn Quốc đang sử dụng 4 thiết bị Raytheon Hawker 800XP trên các máy bay SIGINT được mua từ năm 2000. Các thiết bị này được trang bị hệ thống điều khiển từ xa và hệ thống báo hiệu, những chiếc Baekdu được trang bị thiết bị này sẽ bay gần biên giới Triều Tiên để thu thập tín hiệu tình báo.

Nếu được gắn các thiết bị thu tín hiệu và thiết bị liên lạc tiên tiến, những chiếc Baekdu này có thể phát hiện và thu thập tín hiệu về tình hình tên lửa và hạt nhân từ Bắc Triều Tiên chỉ trong 1 giờ đồng hồ.

Thất bại của dự án Baekdu lần này là thất bại mới nhất trong một loạt những thất bại thuộc chương trình mua sắm vũ khí dưới sự quản lý yếu kém của DAPA.

Theo các nguồn tin quân sự, DAPA đã thất bại trong việc mua những máy bay vận tải quân sự mới nhất xuất phát từ lý do giá cả.

Sự thất bại của dự án mua các máy bay vận tải quân sự C-130J Super Hercules do Lockheed Martin sản xuất là do “những tính toán sai lầm” trong các chương trình quản lý giá của DAPA.

“Cơ quan này đã phải cố gắng rất nhiều những tháng gần đây để đàm phán lại việc mua C-130J, nhưng có một khoảng cách lớn giữa biểu giá mà DAPA đưa ra so với những gì mà Lockheed Martin đề xuất”, một quan chức công nghiệp nói.

Thất bại của dự án mua những chiếc C-130J Super Hercules này là do “những tính toán sai lầm” trong các chương trình quản lý giá của DAPA. 

“DAPA thường quá tập trung vào mua sắm các thiết bị quân sự giá rẻ nhưng thực ra không hề có hiệu quả và không thể hiện được tính chuyên nghiệp trong mua sắm vũ khí”, quan chức trên nói. “Điều đó cũng tốt cho Hàn Quốc theo một nghĩa nào đó, nhưng mọi người cần nhớ rằng ưu tiên hàng đầu là phải trang bị được cho binh lính những thiết bị phù hợp, vào đúng thời điểm”.

“Khi bản hợp đồng bị trì hoãn quá khung thời gian quy định hoặc chuyển sang năm mới, chi phí cho các phần thay thế, ví dụ, thường phải điều chỉnh lại, vì vậy các cuộc đàm phán phải tiến hành lại từ đầu”.

DAPA cũng đổ lỗi cho những tranh cãi pháp lý về chương trình Mạng truyền thông thông tin chiến lược TICN.

Samsung Thales, một trong những nhà thầu chính đã giành được chương trình trị giá 4 nghìn tỷ won, cho rằng cơ quan này đã thay đổi tiêu chuẩn đánh giá một cách tùy tiện nhằm làm lợi cho đối thủ cạnh tranh của họ là LG Nex1.

Công ty này sau đó đã nộp đơn lên tòa án đòi DAPA xem xét lại cách đánh giá của mình, tòa án đã ủng hộ việc kháng cáo.

Samsung Thales đã tự nguyện rút đơn kiện của mình để chương trình có thể được tiếp tục. Tuy nhiên, do vụ kiện kéo dài gần một năm, nên chương trình TICN có thể bị trì hoãn đến 2014.

TICN là một chương trình cho phép thu thập thông tin tình báo không chỉ bằng những tín hiệu thông thường mà bằng cả hình ảnh, âm thanh, giọng nói hay các đoạn video với tốc độ cao gấp 10 lần so với hệ thống SPIDER mà quân đội nước này hiện đang dùng.

Hữu Túc (theo Korea Times)

 

 

Bình luận
vtcnews.vn