Các tiêm kích thế hệ thứ 5 hiện đại nhất thế giới

Tổng hợpChủ Nhật, 10/10/2010 03:00:00 +07:00

(VTC News) – Mặc dù hiện nay mới chỉ có Mỹ sở hữu máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5, song trong một vài năm tới nó sẽ có mặt cả ở Nga, Nhật,Trung Quốc và Ấn Độ...

(VTC News) – Mặc dù hiện nay mới chỉ có duy nhất nước Mỹ là đang sở hữu máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 trong biên chế, song trong một vài năm tới dòng máy bay tiêm kích loại này có thể sẽ có mặt ở Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc,…

 

1. Máy bay tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ

 

Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22 Raptor.

F-22 Raptor (Mãnh cầmlà dòng máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ thứ 4. Ban đầu nó được thiết kế, chế tạo để chiếm ưu thế trước Không quân  Liên Xô, song cũng được trang bị các phương tiện tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và trinh sát vô tuyến.

 

F-22 Raptor được nghiên cứu, thiết kế bởi hai tập đoàn hàng đầu của Mỹ là Lockheed Martin và Boeing, trong đó Tập đoàn Lockheed Martin là nhà thầu chính và chịu trách nhiệm chính về khung máy bay, các hệ thống vũ khí và lắp ráp hoàn thiện còn Boeing cung cấp cánh, đuôi và các hệ thống điện tử tích hợp trên khoang.

 

Hiện nay mới chỉ có duy nhất Mỹ sở hữu máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 trong biên chế tác chiến. 

Hiện nay, F-22 Raptor là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới đang được biên chế, sử dụng trong quân đội Mỹ. Đây cũng là loại máy bay chiến đấu đắt nhất thế giới với giá trị khoảng 120 triệu USD/chiếc.

 

Ban đầu, Mỹ dự định sẽ sản xuất khoảng 750 chiến đấu cơ siêu hiện đại này, song sau đó đã giảm xuống còn 438 chiếc, 381 chiếc và hiện nay chỉ còn 180 chiếc do đa số các trang thiết bị, vũ khí trang bị trên máy bay tiêm kích F-35 Lightning II cũng được sử dụng trên F-22 Raptor mà giá cả lại mềm hơn rất nhiều.

 

F-22 Raptor là dòng máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 đắt tiền nhất thế giới hiện nay. 

Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22 Raptor của Mỹ hiện nay được trang bị hai động cơ phản lực Pratt & Whitney F119-PW-100 tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt. Hướng điều chỉnh luồng khí chỉ theo chiều lên xuống, với tầm thay đổi ±20 độ.

 

Lực đẩy tối đa của động cơ vẫn chưa được tiết lộ, song đa số các nguồn tin cho rằng nó rơi vào khoảng 35,000 lbf (156 kN) cho mỗi động cơ cho phép máy bay hoạt động với tốc độ tối đa 1.72 Mach khi bay ở chế độ siêu tốc và không mang vũ khí.

 

F-22 Raptor được phát triển từ máy bay tiêm kích YF-22. 

Theo thông tin từ Lockheed Martin, F-22 Raptor có thể dễ dàng vượt quá các hạn chế tốc độ theo thiết kế, đặc biệt là khi hoạt động ở tầm thấp nhờ hệ thống cảnh báo tốc độ.


Các hệ thống điện tử trên khoang gồm: hệ thống cảnh báo radar (RWR) AN/ALR-94 của BAE Systems E&IS (trước là Sanders Associates), ra-đa AN/APG-77 điện tử quét chủ động (AESA) của Raytheon và Northrop Grumman - loại ra-đa quét tích cực có tính năng tốt nhất hiện nay, có thể bắt được các mục tiêu tầm xa mà tín hiệu ít bị phát hiện bởi máy bay địch.

Hệ thống radar trang bị trên máy bay tiêm kích F-22 Raptor. 

F-22
Raptor được trang bị tên lửa không đối không ở khoang trong để tránh gây ảnh hưởng tới khả năng tàng hình của nó. Mỗi khi cần sử dụng hỏa lực, phi công chỉ cần nhấn nút mở khoang vũ khí và chỉ cần vài giây là tên lửa đã sẵn sàng phóng đi tiêu diệt mục tiêu.

Bên cạnh đó, F-22 còn được trang bị các loại bom như: bom tấn công ghép nối trực tiếpbom bán kính nhỏ.cũng có thể mang các loại vũ khí trên bốn mấu cứng bên ngoài, nhưng điều này khiến khả năng thao diễn, tàng hình, tốc độ và tầm hoạt động của nó giảm đáng kể.

Bàn điều khiển trong khoang lái của máy bay tiêm kích F-22 Raptor. 

Ngoài ra, F-22
Raptor còn được trang bị một pháo xoay M61A2 Vulcan 20 mm với cửa lật ở đuôi cánh phải chỉ sử dụng khi thật cần thiết, khi hết tên lửa vì nó chỉ có 480 viên đạn, đủ bắn trong khoảng 5 giây liên tục.

Ngoài các loại vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật nêu trên, hiện nay Mỹ cũng đang tập trung đầu tư nghiên cứu, thiết kế và chế tạo loại vũ khí laser chiến thuật năng lượng cao để bổ sung thêm vào kho vũ khí của F-22 Raptor nhằm tăng khả năng cũng như hiệu quả tác chiến của máy bay trong quá trình thực thi các nhiệm vụ tác chiến.

Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22 Raptor của Mỹ chứng tỏ khả năng cơ động và tác chiến vượt trội. 

2. Máy bay tiêm kích PAK FA T-50

 

Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 PAK FA T-50 của Nga. 

PAK FA T-50 (Perspektivnyi Aviatsionnyi Kompleks Frontovoi Aviatsyi – tổ hợp không quân tiền phương tiên tiến) là dòng máy bay phản lực chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga do nhiều tập đoàn cùng nghiên cứu, chế tạo, trong đó đứng đầu là Sukhoi.


Trong tương lai gần PAK FA T-50 sẽ được sử dụng để thay thế những chiếc MiG-29 và Su-27 Flanker hiện đang có trong biên chế của Không quân Nga và là nền tảng cho dự án chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 Sukhoi/HAL FGFA đang được phát triển với Ấn Độ.

 

Là dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, PAK FA T-50 được thiết kế, chế tạo để cạnh tranh trực tiếp với  F-22 Raptor của Mỹ và F-35 Lightning II liên doanh Mỹ/Anh. Dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên này của Nga đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 29 tháng 1 năm 2010.

 

Mô hình kết cấu máy bay tiêm kích PAK FA T-50 của Nga. 

Những thông tin chính thức về đặc tính kỹ-chiến thuật của dòng máy bay thế hệ thứ 5 T-50 của Nga đến nay vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin đáng tin cậy từ Bộ Quốc phòng Nga, Bộ Tư lệnh không quân và từ Tập đoàn Sukhoi cho biết, PAK FA T-50 là chiến đấu cơ phản lực thế hệ thứ 5, là tổ hợp bay tiên tiến của không quân tiền phương.

Được khởi xướng từ năm 2002, T-50 được xem là thế hệ máy bay tiêm kích đầu tiên của Nga kể từ khi Liên Xô tan rã (năm 1991). Nó được ứng dụng những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới.

Một số trang thiết bị kỹ thuật trang bị trên máy bay tiêm kích PAK FA T-50. 

Đặc tính vượt trội của dòng máy bay này là khả năng tàng hình với đa số các phương tiện radar hiện đại hiện nay, có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, cất hạ cánh gần như thẳng đứng, chỉ cần đường băng dài 300-400 mét, có thể hoạt động liên tục trong phạm vi 5.500 km ở tốc độ siêu thanh, tiếp liệu trên không, trang bị hệ thống điện tử trên khoang hiện đại, công nghệ cao, với tên lửa không đối không (R-73, R-77), không đối đất (X-31, X-35, X-41), đối hạm, bom không quân dẫn đường chính xác cao, pháo 30 mm T-50 có thể tấn công đồng thời cả mục tiêu trên không lẫn dưới mặt đất.


Sukhoi trang bị cho T-50 loại radar N050 BLRS hoạt động trên băng tần X (8-12GHz), cho phép quét đồng thời 32 mục tiêu khác nhau, trong đó có thể hướng tên lửa để tiêu diệt đồng thời 8 mục tiêu nguy hiểm nhất trong số đó.

Loại radar này có thể quét trong phạm vi 400km, trong khi đó radar AN/APG trang bị trên chiến đấu cơ siêu hiện đại F-22 của Mỹ chỉ có thể quét trong phạm vi 250 km.

 

Hệ thống vũ khí biên chế trên PAK FA T-50. 

Tuy chưa chắc chắn hiện nay T-50 được trang bị loại động cơ nào, nhưng theo một số nguồn tin, nó được trang bị động cơ phản lực tuốc bin cánh quạt đẩy Saturn AL-41F cho phép máy bay hoạt động ở tốc độ tối đa 2.400km/h, tốc độ khi bay tuần tra khoảng 1.300km/h, trần bay 20.000m, tầm hoạt động trên 5.000km, thậm chí T-50 còn có khả năng đạt tốc độ siêu âm mà không cần đốt nhiên liệu lần hai.

 

Một đặc tính có thể nói là nổi trội nhất, độc nhất đã được ứng dụng trên T-50, đó là công nghệ tàng hình Plasma. Trong khi công nghệ tàng hình truyền thống mà nhiều quốc gia đang sử dụng trên nhiều chiến đấu cơ hiện đại như F-117, B-2, F-22 là sử dụng các kết cấu góc cạnh, dùng các vật liệu hấp thụ sóng radar, giảm bức xạ nhiệt do động cơ thải ra…thì T-50 lại sử dụng công nghệ tàng hình hoàn toàn mới, tàng hình Plasma hay còn gọi là “công nghệ tàng hình chủ động”.

Động cơ có thể sử dụng trên máy bay tiêm kích PAK FA T-50. 

Công nghệ tàng hình Plasma được ứng dụng dựa trên quy trình ion hoá không khí để làm giảm tiết diện phản xạ radar, đồng thời hấp thụ năng lượng điện từ của sóng radar, qua đó gây khó khăn cho việc phát hiện máy bay từ hệ thống phòng không đối phương.

Máy phát Plasma nặng khoảng 100 kg, có thể mang trên các chiến đấu cơ chiến thuật. Năm 2002, Nga đã tiến hành thử nghiệm thiết bị Plasma này trên một chiếc Su-27, kết quả tiết diện phản xạ radar đã giảm xuống 100 lần. Đây thực sự là một phát kiến vĩ đại đã giúp cho Nga tiết kiệm được rất nhiều tiền của.

 

Mô hình bàn điều khiển trong khoang lái của máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 PAK FA T-50. 

Ngay sau khi kết thúc lần bay thử nghiệm đầu tiên của PAK FA T-50 ngày 17-6, Thủ tướng Nga Vladimir Putin bày tỏ tin tưởng: “Cỗ máy này sẽ hơn hẳn đối thủ F-22 của Mỹ về độ linh hoạt, vũ khí và tầm hoạt động”. Không chỉ có vậy, giá của T-50 còn rất rẻ, chỉ bằng 1/3 so với loại máy bay tương tự của phương Tây hiện nay, đồng thời nó còn có thể phục vụ từ 30-35 năm nếu được nâng cấp.

Đồng quan điểm này, cựu Tư lệnh không quân Anatoly Kornukov, người đã từng ngồi trên máy bay siêu hiện đại F-22 của Mỹ khẳng định, siêu máy bay phản lực T-50 "không hề kém cạnh chiếc F-22" của Mỹ, thậm chí còn có một số đặc tính vượt trội hơn.

Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự phương Tây tỏ ra hoài nghi về khả năng và “năng lực” thực sự của T-50 với bước nhảy vọt trong công nghệ quân sự. Họ cho rằng, T-50 vẫn phải mang theo các động cơ cũ, cái đáng kể nhất ở loại máy bay này có lẽ chỉ là hệ thống “làm mù” radar.


Hình ảnh chuyến bay thử nghiệm trên không đầu tiên của dòng máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 PAK FA T-50 của Nga. 
Còn tiếp…

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn