Trung Quốc “hâm nóng” thị trường tàu ngầm châu Á

Thời sự quốc tếThứ Sáu, 24/09/2010 06:20:00 +07:00

(VTC News) – Việc Trung Quốc tăng cường tiềm lực cho Hạm đội tàu ngầm của mình đã “hâm nóng” thị trường tàu ngầm phi hạt nhân trong khu vực châu Á.

(VTC News) – Việc Trung Quốc tăng cường tiềm lực cho Hạm đội tàu ngầm của mình đã “hâm nóng” thị trường tàu ngầm phi hạt nhân trong khu vực châu Á.

 

Ngày 9/9 tại xưởng đóng tàu của Hãng CSIC ở thành phố Vũ Hán phía Đông Nam Trung Quốc đã hạ thủy chiếc tàu ngầm phi nguyên tử thế hệ mới. Đây là dự án tàu ngầm phi nguyên tử thứ 3 được khởi công từ năm 1994.

 

Giới chuyên gia phân tích phương Tây nhận định rằng, việc Trung Quốc tăng cường và gia tăng sức mạnh cho các hạm đội tàu ngầm sẽ dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới trong lĩnh vực tàu ngầm phi nguyên tử ở châu Á.

 

Những bức ảnh không rõ ràng đầu tiên về loại tàu ngầm phi nguyên tử thế hệ mới này của Trung Quốc đã xuất hiện vào ngày 10/9 trên website CALF, sau 2 ngày đã tiếp tục cho công bố những bức ảnh rõ ràng hơn do một số chuyên gia cho rằng, những bức ảnh đầu tiên chỉ là ảnh giả.

 

Việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh cho Hạm đội Hải quân gây chạy đua vũ trang trong khu vực châu Á. 

Cùng với một vài bức ảnh công bố trên website CALF, Trung Quốc đã tiết lộ, tàu ngầm phi nguyên tử mới của họ thuộc lớp Type-041 Yuan có lượng choán nước 3.000-4.000 tấn và gần giống với tàu ngầm dự án 667 Lada của Nga, đặc biệt là phần kết cấu thân (to ra ở phía đuôi, mũi tàu dài, trang bị bánh lái động ở thân).

 

Mặc dù Trung Quốc vẫn chưa tiết lộ những thông tin về đặc tính kỹ-chiến thuật của chiếc tàu ngầm phi nguyên tử mới này, song có thông tin cho rằng, mũi tàu dài có thể triển khai cả tên lửa hành trình đối hạm và hệ thống phòng không.

 

Còn nhớ, vào năm 2008 tại triển lãm hàng không ở Chu Hải, Tập đoàn CASIC đã đưa ra giới thiệu phiên bản tên lửa hành trình đối hạm S-705 có thể được sử dụng để trang bị trên tàu ngầm phi nguyên tử mới.

 

Theo các thông tin có được, ở một vài tàu ngầm phi nguyên tử lớp Yuan của Trung Quốc đã sử dụng thiết bị động lực AIP (air-independent propulsion) nên rất có thể ở tàu ngầm phi nguyên tử mới này cũng sẽ được trang bị AIP.

 

Trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2006 Hải quân Trung Quốc đã mua ở Nga 8 tàu ngầm phi nguyên tử dự án 636 và 4 dự án 877EKM. Ngoài mua của Nga, trong biên chế của Hải quân Trung Quốc còn có 13 tàu ngầm phi nguyên tử tự chế lớp Type-039 Song (lớp Tống).

 

Các chuyên gia của Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, Hải quân Trung Quốc sẽ chế tạo thêm 15 tàu ngầm phi nguyên tử nữa lớp Yuan, trong đó 5 chiếc đã khởi công vào giữa năm 2010.

Liên quan đến động thái này, vào tháng 7 vừa qua đã có thông tin cho rằng, Nhật Bản đang tiến hành xem xét lại những kế hoạch phát triển lực lượng Hải quân của mình theo hướng tăng số lượng tàu ngầm từ 16 lên 20 chiếc, đồng thời kéo dài thời gian sử dụng các tàu ngầm hiện tại trong biên chế cho tới khi đủ 25 chiếc.

 

Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc dự kiến đến năm 2020 sẽ chế tạo 9 tàu ngầm phi nguyên tử Type-214 dự án KSS-2 nhưng sau đó lại dự định đưa vào biên chế 6 tàu ngầm phi hạt nhân dự án KSS-3.

 

Hải quân Úc cũng đang lên kế hoạch sở hữu 12 tàu ngầm phi nguyên tử dự án mới để thay thế 6 tàu ngầm lớp Kilo hiện đang có trong biên chế.


Năm 2005, Singapore đã sở hữu 2 tàu ngầm phi nguyên tử lớp Archer của Thụy Điển. Năm 2010 Hải quân Malaysia cũng đã nhận chiếc tàu ngầm phi nguyên tử thứ hai lớp Scorpen.


Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Armstrade)

 

 

 

 

 

 

Bình luận
vtcnews.vn